Cục Ngoại tuyến - Kỹ thuật, Bộ Công An phối hợp với Đội QLTT số 5 đang kiểm đếm hàng trên chiếc xe tải 20 tấn (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)


Ngày 23/12, Cục Ngoại tuyến - Kỹ thuật (C51) thuộc Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm, Bộ Công An phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 5 (Chi Cục Quản lý thị trường Hà Nội) đã tạm giữ một chiếc xe tải 20 tấn có dấu hiệu vận chuyển hàng giả.



Tại thời điểm kiểm tra, chiếc xe mang biển kiểm soát 34C - 028.88 do lái xe Nguyễn Công Trung, quê ở Hưng Yên vận chuyển hàng hóa bao gồm sen vòi, quần áo, túi xách, cặp tóc, loa thùng, đèn led... nhưng nhiều đồ dùng có hóa đơn không khớp với thực tế và tất cả đều do Trung Quốc sản xuất.



Theo khai nhận của tài xế, toàn bộ hàng hóa được chủ hàng thuê chở từ Hưng Yên đến Hà Nội, địa chỉ giao nhận sẽ do người áp tải và chủ hàng trực tiếp liên hệ. Lái xe Trung cũng xuất trình rất nhiều hóa đơn của lô hàng trên.



Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 5, đoàn liên ngành đã phát hiện có nhiều hàng hóa không khớp với hóa đơn chứng từ gốc và có dấu hiệu làm giả xuất xứ các thương hiệu nổi tiếng.



Bước đầu, đoàn kiểm tra đã thu giữ gần 3.000 sản phẩm quần áo và cặp tóc được gắn thương hiệu D&G và Chanel cùng với 85 bộ sen vòi được gắn nhãn Inax.



Nói về hành trình của chuyến xe, ông Thanh cho biết thêm, các trinh sát của C51 đã theo chiếc xe trên suốt một chặng đường dài và hàng hóa xuất phát từ Móng Cái (Quảng Ninh) về Hà Nội.



Hiện còn rất nhiều mặt hàng tiếp tục được kiểm đếm, sau khi đối chiếu với hóa đơn gốc sẽ tiến hành xử phạt theo quy định của pháp luật.



<video poster='http://img.vietnamplus.vn/t660/Uploaded/xtsqr/2014_12_26/bat_hang_lau.jpg'><source src='http://vnpvideo.tachthongtin.com/ffb35054eb8a8208e31045dcc83ede21/563b8ae4/2014_12_26/Thu_giu_gan_3000_bo_quan_ao_cap_toc_gia_nhan_hieu_ noi_tieng_medium__mp4.mp4' type='video/mp4'></source>Your browser does not support the video tag.</video>Gần 3.000 bộ quần áo, cặp tóc giả nhãn hiệu nổi tiếng đã bị tạm giữ vào ngày 23/12. Nhiều đồ dùng có hóa đơn không khớp với thực tế và tất cả đều do Trung Quốc sản xuất. (Video: Minh Sơn-Xuân Quảng)



Theo vietnamplus.vn