K?t qu? 1 ??n 1 c?a 1
-
11-05-2015, 07:31 AM #1
Senior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài vi?t
- 7,203
Thâm hụt thương mại của Brazil tồi tệ nhất trong 16 năm qua
Cảng Santos của Brazil- cảng trung chuyển container lớn nhất Nam Mỹ. (Nguồn: en.wikipedia.org)
Theo số liệu thống kê chính thức từ Chính phủ Brazil, nước này bị thâm hụt thương mại 1,18 tỷ USD trong tháng 10 vừa qua.
Đây là tháng thâm hụt thương mại thứ hai liên tiếp và là tháng 10 thâm hụt tồi tệ nhất trong 16 năm qua, trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh này có thể tăng trưởng gần bằng 0 trong năm nay.
Con số trên lớn hơn so với mức thâm hụt 939 triệu USD của tháng Chín. Bộ trưởng Thương mại Brazil Daniel Godinho cho rằng giá quặng sắt giảm 40% và doanh số bán ôtô ảm đạm, nhất là ở Argentina, là các nguyên nhân dẫn đến kết quả tồi tệ này.
Thâm hụt lũy kế của Brazil trong 12 tháng tính tới thời điểm này là 1,87 tỷ USD, trong đó xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm 3,7% xuống các mức tương ứng là 191,97 tỷ USD và 193,84 tỷ USD.
Năm 2013, Brazil - nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới - thông báo đạt thặng dư thương mại 2,56 tỷ USD, mức thấp nhất trong 13 năm qua.
Trong thời gian từ tháng Một đến tháng 10/2014, khối lượng xuất khẩu sang Argentina, thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Brazil sau Trung Quốc và Mỹ, đã giảm 26,8%, chủ yếu do doanh số bán ôtô sụt giảm. Xuất khẩu của Brazil sang thị trường Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) cũng giảm lần lượt là 6,8% và 10,4%, nhưng xuất sang thị trường Mỹ tăng 8,3%.
Trong khi đó, nhập khẩu từ Argentina, EU và Mỹ lần lượt giảm 5,9%; 6,2% và 1,9%, nhưng nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 0,5%.
Brazil đã phải trải qua 4 năm tăng trưởng kinh tế khó khăn sau một số năm tăng trưởng tương đối cao trước khi đạt mức “đỉnh” vào năm 2010, khi Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này tăng 7,5% nhờ nhu cầu về hàng hóa tăng cao tại Trung Quốc.
Giới phân tích dự báo kinh tế Brazil trong năm nay sẽ chỉ tăng trưởng 0,24%./.
Theo vietnamplus.vnView more random threads:
- ĐBSCL mở rộng diện tích mía nguyên liệu 60.000ha
- Đồng USD mạnh gây sức ép lên thị trường năng lượng châu Á
- Tỉnh Quảng Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư từ Nhật Bản
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực Mỹ Latinh giảm mạnh
- Giá dầu trên thị trường châu Á đảo chiều tăng lên
- Đầu tư 500 tỷ đồng phát triển làng nghề gắn với du lịch
- Giá dầu thế giới tiếp tục giảm do cầu yếu và cung dư thừa
- Dự trữ dầu của Mỹ giảm đẩy thị trường năng lượng đi lên
- Iraq nối lại đường bay tới Kuwait sau hơn 2 thập kỷ
- Sức mua mạnh từ châu Á không "cứu" được giá vàng