K?t qu? 1 ??n 1 c?a 1
-
11-05-2015, 08:12 AM #1
Senior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài vi?t
- 7,203
Giá xăng giảm tiếp về ngưỡng hơn 23.700 đồng mỗi lít
Ảnh minh họa (Nguồn: TTXVN)
Giá xăng RON 92 trong hệ thống Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) sẽ đồng loạt giảm 470 đồng mỗi lít kể từ 12 giờ ngày hôm nay (29/8).
Theo thông tin vừa được đại diện Petrolimex chính thức thông báo, xăng RON 92 áp dụng cho vùng 1 của đơn vị này sẽ có mức giá mới là 23.740 đồng/lít.
Tương tự, dầu diesel 0,05S và dầu hỏa trong hệ thống sẽ có mức giảm lần lượt là 160 đồng/lít và 180 đồng/lít. Theo đó, mức giá mới tại vùng 1 của hai mặt hàng này lần lượt là 21.930 đồng/lít và 22.070 đồng/lít. Có mức điều chỉnh thấp nhất, dầu madut 3,5S sẽ giảm về mức giá mới là 18.320 đồng/kg.
Theo thống kê của liên Bộ Tài chính-Công Thương, giá bán hiện hành của mặt hàng xăng RON 92 đã vượt giá cơ sở 464 đồng mỗi lít. Để thực hiện nguyên tắc cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, liên Bộ Tài chính-Công Thương yêu cầu doanh nghiệp giảm giá mặt hàng này để không cao hơn mức 23.746 đồng/lít.
Với dầu diesel, dầu madut và dầu hỏa, thống kê của liên bộ cho thấy, giá bán hiện hành đã vượt giá cơ sở 52-151 đồng/lít, kg. Đây là cũng mức giảm tối thiểu mà liên Bộ Tài chính-Công thương yêu cầu các doanh nghiệp điều chỉnh từ 12 giờ ngày hôm nay.
Đây là đợt giảm giá nhiên liệu thứ ba liên tiếp trong tháng Tám. Trước đó, giá các loại xăng cũng đã được điều chỉnh giảm 600 đồng mỗi lít vào ngày 18/8./.
Theo vietnamplus.vnView more random threads:
- Giá dầu đi lên trước thông tin Keystone sắp hoạt động
- Nhật Bản: Thâm hụt thương mại trong tháng Năm giảm 8,3%
- Thép Việt Nam: Khi nào mới thoát khó khăn?
- Quy hoạch kho hàng hóa tại cửa khẩu biên giới Việt-Trung
- Indonesia áp thuế chống bán phá giá với thép Việt
- Thêm 15 dự án đầu tư vào Kiên Giang với số vốn hơn 1.200 tỷ đồng
- Hoạt động bán ra chốt lời đẩy giá dầu trượt xuống
- Trung Quốc sẽ mua 4,83 triệu tấn đậu tương của Mỹ
- Siemens muốn mua bộ phận kinh doanh của Alstom
- Indonesia điều chỉnh mức chia sẻ sản lượng dầu khí