<div style="text-transform:capitalize;">[IMG]styles/cyan/xenforo/icons/icon_ms.gif[/IMG] Hoa ban trắng núi rừng Tây Bắc</div>
<hr size="1" style="margin-top: -9px; padding-bottom: 0px;">Nguồn: http://***************/






Trải với vẻ đẹp mỹ miều của mình, Hoa Ban có cái tên khoa học hết sức ngộ nghĩnh: Cây Móng Bò. Đơn giản chỉ vì lá của loài hoa này mang hình dáng của chiếc móng bò. Nhị hoa mang vị ngọt, quyến rũ nhiều loài côn trùng, nhất là các loài lấy mật như ong, bướm. Tên gọi hoa ban theo tiếng của dân tộc Thái, có nghĩa là hoa ngọt.
<div align="center"></div>Núi rừng Tây Bắc sở hữu người con gái tên Ban xinh đẹp nết na với giọng hát làm mê đắm lòng người. Trái tim nàng sớm đã dành trọn cho chàng Khum dù rằng có rất nhiều trai làng theo đuổi. Vì chê Khum nghèo, cha Ban đã ép gả cô cho con trai của một trọc phú quanh vùng, vừa gù vừa lười biếng và xấu tính. Nàng trốn chạy khỏi nhà, tìm đếm với người yêu để kêu cứu nhưng lúc này Khum lại đi xa. Không quản xa xôi cách trở, Ban buộc chiếc khăn Piêu của mình vào chân cầu thang để làm dấu rồi vượt đèo vượt suối đi tìm Khum. Nàng đi mãi đi mãi cho đến khi kiệt sức và gục chết tại một con suối. Cứ mỗi độ xuân sang, nơi này mọc lên một loài cây ra hoa trắng muốt. Dân mường liền gọi là hoa ban và coi đó là loài hoa tượng trưng cho hoa tình yêu chung thuỷ. Về phần chàng Khum, về đến nhà, nhìn thấy chiếc khăn Piêu, hiểu ra sự tình chàng vội vã đi tìm Ban để rồi cũng chết vì kiệt sức. Khum hóa thành con chim, sống cuộc đời lẻ loi, bay khắp núi rừng với hy vọng tìm ra người yêu. Cứ đến mùa xuân, khi hoa ban nở, chim lại cất tiếng gọi bạn tình da diết.

" Mỗi khi hoa Ban nở trắng núi rừng Tây Bắc, trai – gái trong những bản mường lại rủ nhau họp mặt ca hát nhảy múa mừng mùa hoa Ban và bày tỏ tình yêu đôi lứa với hy vọng sẽ có được một tình yêu thủy chung son sắc như Ban và Khum. "


Mỗi khi hoa Ban nở trắng núi rừng Tây Bắc, trai – gái trong những bản mường lại rủ nhau họp mặt ca hát nhảy múa mừng mùa hoa Ban và bày tỏ tình yêu đôi lứa với hy vọng sẽ có được một tình yêu thủy chung son sắc như Ban và Khum. Người Thái ở huyện Mai Châu (Hòa Bình) lại mở Hội Xên bản, xên mường (còn gọi là hội hoa ban) để cầu phúc và gửi gắm vào đó những ước vọng lớn lao về một cuộc sống bình yên, no ấm.
Hoa Ban mọc ở đâu

Cây Ban có sức sống mạnh, chịu hạn tốt, nên hầu hết chúng phân bố ở các cánh rừng quang, ít cây cổ thụ. Còn những cánh rừng già nguyên sinh & ẩm ướt, hầu như không có cây Ban.


Nói đến hoa Ban người ta nghĩ ngay đến Tây Bắc. Tuy nhiên, ở dọc quốc lộ 6,đoạn kéo dài từ Mộc Châu – Lai Châu – Sơn La lên đến Điện Biên, Hà Nội, Đà Lạt… đều có hoa Ban. Tuy nhiên, tập trung nhiều hơn cả vẫn là ở Điện Biên và Sơn La. Huyện Mường Ẳng, Huyện Điện Biên, Huyện Điện Biên Đông, huyện Tủa Chùa, và đơn giản, ngay tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, 2 bên đường trồng rất nhiều cây Ban.
Hoa Ban được mang về trồng ở Hà Nội và Đạ Lạt như để tô điểm thêm cho sự lãng mạn đến nghẹt thở của hai thành phố này. Hình ảnh Hà Nội với mùa hoa ban tím ngập trời là nguồn cảm hứng bất tận cho những nhà thơ nhà văn và cũng góp phần thu hút khách du lịch đổ về những thành phố này mỗi độ xuân về.