K?t qu? 1 ??n 2 c?a 2
  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài vi?t
    0

    M?c ??nh Bánh chưng làng Đầm - Hà Nam?

    <div style="text-transform:capitalize;">[IMG]styles/cyan/xenforo/icons/icon_ms.gif[/IMG] Bánh chưng làng Đầm - Hà Nam?</div>
    <hr size="1" style="margin-top: -9px; padding-bottom: 0px;">Nguồn: http://***************/






    Không khí Tết đang lan tỏa khắp trong Nam, ngoài Bắc. Trong những ngày rạo rực niềm vui, chúng tôi có dịp về thăm làng Đầm, xã Liêm Tuyền (Thanh Liêm, Hà Nam), nơi có truyền thống làm bánh chưng hàng trăm năm nay.
    <div align="center">
    </div> Làng Đầm cách thành phố Phủ Lý chừng 5km. Mới đến đầu làng, chúng tôi đã thấy ngan ngát mùi lá dong, nếp cốm, đỗ xanh... không khí rất nhộn nhịp, tất bật. Người rửa lá dong, người giã đỗ, thái thịt, chuẩn bị lò; trẻ con thì tước lạt, lau lá... Từ cụ già đến trẻ nhỏ đều tham gia gói bánh. Nhà ít thì 4 - 5 người, nhà đông có khi hơn chục lao động cùng chụm đầu trong gian bếp nhỏ, quây quần, ấm cúng.

    Cụ Bùi, người cao tuổi ở làng cho hay: “Làm bánh chưng là nghề truyền thống ở làng Đầm. Người dân từ kinh nghiệm truyền thống đã đúc rút được nhiều cách làm bánh ngon. Bà con gồng gánh đi khắp các chợ ở những vùng lân cận để bán; được ưa chuộng, vậy là thành nghề. Bánh chưng làng Đầm đã đi khắp Hà Nội, Nam Định rồi vào cả miền Trung”. <div align="center"></div> Ngày nay, làm bánh chưng là nghề mang lại thu nhập chính của một số gia đình trong làng. Nhìn cậu bé chưa đầy 10 tuổi ngồi gói bánh rất điệu nghệ, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên và thán phục. Ông Quỳnh, trưởng thôn cười nói: “Làm bánh chưng không khó, nhưng phải tỉ mỉ, cẩn thận”.

    Đến làng Đầm, vào nhà nào cũng thấy có một bể nước mưa rất lớn. Chị Thúy giải thích: Người dân làng Đầm chỉ dùng nước mưa để luộc bánh, nguyên liệu phải thật sạch. Làm như thế bánh mới thơm ngon. Cụ Thinh, năm nay đã 80 tuổi tiết lộ: “Bánh chưng làng Đầm có vị thơm ngon là do bà con dùng gạo Hải Hậu để nấu. Chọn loại đỗ xanh vàng mẩy, hạt tiêu phải tự rang và xay, thịt ba chỉ đều các phần nạc mỡ. Bánh ở làng tôi có thể để được cả chục ngày mà không bị ôi thiu”. <div align="center"></div> Thơm ngon là vậy nhưng nghề làm bánh chưng ở làng Đầm đang đứng trước nguy cơ mai một. “Trong hơn 300 hộ, chỉ khoảng 30 hộ giữ được nghề tổ. Khó khăn nhất là giá nguyên liệu tăng vùn vụt. Một chiếc bánh nhỏ khoảng 2-3 lạng gạo vẫn phải đủ thịt, đỗ, trước đây bán 1.500 đồng, nay nhích lên 2.000 đồng, bán đắt không ai mua, bán rẻ thì lỗ”, chị Thuý than thở.

    Kinh tế phát triển, nông thôn có nhiều khởi sắc; song song đó, nhiều giá trị truyền thống dần mai một. Chỉ lo chẳng bao lâu nữa, có dịp về thăm làng Đầm, chúng tôi sẽ không được thấy không khí rộn ràng của làng nghề dịp Tết! Hướng dẫn cách làm bánh chưng Gói bánh

    Một gia đình đang gói bánh chưng cho ngày Tết. Bánh chưng được gói theo cách dùng khuôn.

    Một gia đình đang gói bánh chưng cho ngày Tết. Bánh chưng được gói theo cách dùng khuôn.

    Thông thường có hai cách gói bánh chưng: gói bằng tay không hoặc gói theo khuôn hình vuông khoảng 20 cm x 20 cm x 7cm sẵn có. Khuôn thường làm bằng gỗ.

    Cách gói tay không thông thường như sau:

    * Rải lạt xuống mâm tròn tạo hình chữ thập

    * Lá dong rải lên trên lạt, chú ý phải quay mặt dưới lá ra phía ngoài và mặt xanh hơn (mặt trên) vào trong (để sau này, khi bánh chưng chín sẽ có màu xanh mướt)

    * Lượt đầu: 2 lá to rải nằm chồng 1/2 theo chiều dài lá lên nhau

    * Lượt trên: 2 lá rải như lượt đầu nhưng vuông góc với lượt đầu

    * Gạo nếp, xúc 1 bát đầy đổ vào tâm của lá dong, dùng tay gạt đều, tạo hình vuông mỗi cạnh 20 cm,

    * Lấy 1 nắm đỗ xanh bóp nhẹ và rải đều vào giữa vuông gạo đến gần hết bìa gạo

    * Thịt lợn, lấy 1, 2 miếng rải đều vào giữa bánh

    * Lấy tiếp 1 nắm đỗ xanh nữa bóp nhẹ rải đều phủ lên trên thịt

    * Xúc 1 bát gạo nếp đổ lên trên và phủ khỏa đều tạo mặt phẳng

    * Gấp đồng thời 2 lá dong lớp trên vào, vừa gấp vừa vỗ nhẹ để tạo hình khối vuông

    * Gấp tiếp đồng thời 2 lá dong lớp dưới vào như lớp trên, vừa gấp vừa lèn chặt nhẹ tay

    * Dùng lạt buộc xoắn lại tạo thành hình chữ thập

    * 2 bánh chưng buộc úp vào nhau thành một cặp

    Với cách gói có khuôn các giai đoạn cũng được tiến hành như trên. Tuy nhiên, người ta cắt tỉa bớt lá dong cho gọn (vừa kích thước khuôn) và đặt trước các lớp lá xen kẽ nhau vào trong khuôn (3 hoặc 4 lá, nếu gói 4 lá bánh sẽ vuông đẹp hơn. Khi đó thì 2 lá xanh quay ra ngoài xếp tại 2 góc đối xứng nhau, và 2 lá xanh quay vào trong để tạo màu cho bánh). Sau khi đã cho nhân vào trong, các lớp lá lần lượt được gấp lại và sau đó được buộc lạt.

    Cách gói bánh có khuôn thì bánh đều nhau hơn và chặt hơn do được vỗ đều gạo, nén chặt, còn gói không khuôn thì bánh được gói nhanh hơn do đỡ mất công đo cắt lá theo kích thước khuôn. đặc sản hà nam

    Luộc bánh

    Lấy xoong to, dầy với dung tích trên 100 lít tùy theo số lượng bánh đã được gói. Rải cuộng lá dong thừa xuống dưới kín đáy nhằm mục đích tránh cho bánh bị cháy. Xếp lần lượt từng lớp bánh lên đến đầy xoong và xen kẽ các cuộng lá thừa cho kín nồi. Đổ ngập nước nồi và đậy vung đun. Người nấu bánh thường canh giờ tính từ thời điểm nước sôi trong nồi và duy trì nước sôi liên tục trong 10 đến 12 giờ. Trong quá trình đun, thỉnh thoảng bổ sung thêm nước nóng để đảm bảo nước luôn ngập bánh (người thực hiện thường đặt sẵn ấm nước bên cạnh bếp đun bánh để tận dụng nhiệt lượng). Những chiếc bánh ở trên có thể được lật giở để giúp bánh chín đều hơn, tránh tình trạng bị lại gạo sau này.

    Ép bánh và bảo quản

    Sau khi luộc xong, vớt bánh ra rửa sạch lá trong nước lạnh cho hết nhựa, để ráo. Xếp bánh thành nhiều lớp, dùng vật nặng đè lên để ép bánh cho ra nước, chắc mịn (tục gọi là để cho rền bánh) và phẳng đều trong vài giờ. Hoàn tất công đoạn ép bánh, bánh được treo lên chỗ khô ráo trong nhà để bảo quản.

    Bánh thường được treo ở nơi thoáng mát, không bụi bặm, ẩm thấp để tránh bị mốc và ôi thiu, tùy thời tiết có thể để được hàng tháng trời không hỏng. Nhiều vùng ngày xưa còn đưa bánh xuống ngâm dưới ao hoặc giếng nước để bảo quản, lá bánh với nhựa của gạo khi nấu là lớp màng ngăn nước lọt vào làm hỏng bánh. Cách ngâm nước bảo quản bánh chưng tương truyền gắn với sự tích vua Quang Trung tiến quân ra Bắc Hà vào dịp tết nguyên đán năm Kỷ Dậu (1789), nhân dân bỏ bánh chưng xuống ao, ngừng ăn tết nhằm hoàn tất đại cuộc phá Thanh và ăn tết muộn sau đó. Tuy nhiên, hiện cũng ít nơi còn sử dụng phương thức bảo quản này.

    Sử dụng

    Trên bàn thờ ngày tết không thể thiếu bánh chưng và bánh thường được bày theo cặp. Nhiều người cầu kỳ còn bóc bỏ lớp lá bên ngoài của bánh và gói lại bằng lá tươi mới, sau đó buộc lạt màu đỏ trước khi đặt lên bàn thờ.

    Trên mâm cỗ ngày Tết, bánh chưng vuông thường được cắt chéo bằng lạt, bánh chưng dài thường cắt lát ngang, gọi là "đồng bánh", để ăn cùng với dưa hành, nước mắm rắc chút bột tiêu. Ra sau tết, bánh có thể bị lại gạo, bị cứng, khi đó người ta thường đem rán vàng trong chảo mỡ và ăn kèm với dưa góp.

    Biến thể

    Một số vùng không thịnh hành gói bánh chưng hình vuông mà gói dạng tròn dài, gọi là "bánh chưng dài". Ta có thể thấy sự thay đổi qua thời gian của quan niệm "trời tròn đất vuông", với bánh dầy tròn và bánh chưng vuông trên chính vùng trung du đất Tổ của các vua Hùng, như Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Bánh chưng dài thường được gói với rất ít đỗ, và rất ít hoặc không có thịt, mục đích để dành ăn lâu dài vào những ngày sau tết, xắt thành từng lát bánh rán vàng giòn hơn và ăn ngon hơn. Bánh chưng dài có thể dùng lá chuối, lá chít thay cho lá dong, và lạt giang thì thường được nối bằng phương thức đặc biệt.

    Cũng thường thấy một kiểu bánh chưng khác, bánh chưng ngọt, không sử dụng thịt trong nhân bánh, đường trắng được trộn đều vào gạo và đỗ. Một số vùng khi thực hiện bánh chưng ngọt còn trộn gạo với gấc, cho màu đỏ đẹp. Khi gói bánh chưng ngọt thường người ta không quay mặt xanh của lá dong vào trong...

    Nguyên liệu:

    -Lá dăm(4 mảnh).

    -Đỗ xanh(1 bát nhỏ tùy theo bạn muốn làm bánh to hay nhỏ).

    -Gạo(1 bát nhỏ).

    -Thịt(2g).

    -2 cái dây ^^

    Và 1 khung gỗ.

    Cách làm:

    Đắp 2 cái dây chéo nhau hình chữ thập rùi lấy khung đặt lên.

    Gấp lá dăm xếp vào từng góc của khung.

    Đổ 1/2 bát gạo vào.

    Đổ típ1/2 bát đỗ xanh vào.

    Để 2g thịt trên chỗ đỗ xanh.

    Tiếp đó đổ nốt số đỗ xanh còn lại trên lớp thịt.

    Rùi đổ nốt số gạo còn lại lên lớp đỗ.

    Típ theo là đóng gói.

    Cách luộc:

    Bỏ vào nồi có nước,đợi 1-2 tiếng rùi gắp ra,nếu là bánh to thì 2-3 tiếng.

    Nguồn: http://manghoidap.vn/Banh-chung-lang-Dam-Ha-Nam-10111.html

  2. #2
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài vi?t
    0

    M?c ??nh

    bánh chưng lại nhớ tết ùi

Quy?n vi?t bài

  • B?n Không th? g?i Ch? ?? m?i
  • B?n Không th? G?i tr? l?i
  • B?n Không th? G?i file ?ính kèm
  • B?n Không th? S?a bài vi?t c?a mình
  •