<div style="text-transform:capitalize;">[IMG]styles/cyan/xenforo/icons/icon_ms.gif[/IMG] Cà cuống làng Chèm - Hà Nội?</div>
<hr size="1" style="margin-top: -9px; padding-bottom: 0px;">Nguồn: http://***************/






Từ làng Chèm xuống Bãi Hoa men theo con đường mòn ven sông, qua các vườn cây, ao chuôm và bãi cát thì sẽ đến được quê hương của cà cuống làng Chèm - Hà Nội. Mưa rào mùa hè luôn về bất chợt làm nước ao nổi dềnh lên bám lấy cây cỏ xanh mướt. Để ý kỹ một chút là sẽ thấy cỏ lác mọc cao vượt hẳn lên trên, đan xen trong những chùm hoa dại là từng cụm trứng cà cuống còn bám lại. <div align="center"></div> Bọn trẻ con thường lội bì bõm xuống ao, í ới gọi nhau đi tuốt trứng cà cuống rồi hí hửng nếm thử mùi hương ngan ngát tan hòa trong miệng. Các cụ thường bảo, những phiên chợ Chèm ngày xưa bao giờ cũng đầy rẫy cà cuống chín bày trên mẹt, nhiều con còn sống bò lổm ngổm trong giỏ hệt như cua. Người ta bảo rằng, cà cuống xưa kia được xếp vào hàng sơn hào hải vị của người Việt và được dùng để cống nạp cho Trung Hoa với tên gọi là “con sâu quế”. Bọng tinh dầu trong bụng cà cuống đực được coi là loại gia vị quý giá thường được pha chế vào nước mắm và nó trở thành một loại hương liệu không thể thiếu trong các món ăn truyền thống như bún chả, bún thang, chả cá, bánh cuốn.
Bánh cuốn có nước mắm chắt, có giấm ớt chua cay mà không có mùi cà cuống thì cũng thành vô vị. Từ xưa kia, làng Chèm đã nổi tiếng là vùng đất có nhiều cà cuống nhất Hà Nội. Còn nhớ, trong tác phẩm “Hà Nội Băm sáu phố phường”, tác giả Thạch lam đã thi vị hoá món ăn “Rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm ngát, lại điểm thêm một chút cà cuống thoảng nhẹ như một nghi ngờ”, hay như nhà văn Vũ Bằng đã coi cà cuống là một gia vị quý hơn cả “bát trân”.

Nguồn: http://manghoidap.vn/Ca-cuong-lang-Chem-Ha-Noi-10048.html