<div style="text-transform:capitalize;">[IMG]styles/cyan/xenforo/icons/icon_ms.gif[/IMG] Bánh cuốn Thanh Trì - Hà Nội?</div>
<hr size="1" style="margin-top: -9px; padding-bottom: 0px;">Nguồn: http://***************/






Làng Thanh Trì là làng cổ của Thăng Long - Hà Nội, nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội, có nghề làm bánh cuốn cổ truyền.
Hàng năm, cứ vào ngày 1/3 âm lịch, dân làng Thanh Trì lại mở hội, trong hội có cuộc thi tráng bánh cuốn giữa các thôn trong làng.
Trong cuộc thi, mỗi đội phải tráng cả bánh cuốn lá lẫn bánh cuốn nhân.

Theo thần tích của địa phương, nhân dân đã tụ họp về đây khai khẩn đất từ thời Hùng Vương. An Quốc, con trai vua Hùng thứ 18 (là bạn của Sơn Tinh) đã dạy dân làm nghề bánh cuốn. Bánh được làm từ những loại gạo ngon, xay mịn như nước, lá bánh mỏng tang như tờ giấy, được thoa thêm một chút mỡ phi hành cho thơm.
<div align="center"></div>Quy trình làm bánh cuốn Thanh Trì rất công phu. Gạo phải lựa mua loại gạo tẻ ngon, ngâm chừng vài ba tiếng rồi vo sạch. Sau đó, gạo được xay thành bột nước. Khi tráng bột bánh trên phên cũng phải thật tinh khéo, lá bánh càng mỏng càng ngon.

Nhà văn Thạch Lam đã viết về bánh cuốn Thanh Trì: "Múc lưng muôi bột, dàn đều trên khuôn vải, đậy nắp vung lại. Đợi khi mở nắp vung ra, mặt bánh phồng lên tức là bánh đã chín. Sau lấy que tre xọc ngang, nguyên một tờ gạo mong manh được nhắc ra. Xoa một tý mỡ hành cho bóng bẩy rồi gấp lại".
Một trong những bí quyết để có được những mẻ bánh ngon là chọn gạo ngon, gạo có ngon thì mặt bánh mới láng mượt, óng ả. Nếu gạo quá dẻo thì bánh nát, còn gạo kém thì bánh sẽ không thơm ngon. Khâu quan trọng xay bột. Bột được xay nhuyễn nên mặt bánh cuốn mới được láng bóng, óng ả. Nếu bột loãng quá bánh sẽ nát, mà đặc quá bánh sẽ dày mình.
Ngày nay, các công đoạn làm bánh cuốn đã được cơ giới hóa, nhưng trong hội làng, người dân Thanh Trì vẫn phải chế biến theo lối cổ - nghĩa là bột vẫn được xay từ những chiếc cối đá làm từ đá xanh Thanh Hóa. Và để bánh mỏng tang, trắng mịn thì chậu bột được pha theo một tỷ lệ riêng.
<div align="center"></div>Bánh cuốn Thanh Trì đặc biệt nhất ở chỗ tráng mỏng, hành mỡ thoa vào mướt mặt mà nếm thì thanh nhẹ, sắc trắng của bánh nổi bật cùng những đốm nhân màu nâu đỏ của hành phi.
Bánh cuốn Thanh Trì và cách ẩm thực
Bánh cuốn Thanh Trì mang hương vị riêng của Hà Nội. Bánh được tô điểm thêm bằng hành phi vàng thơm nức và chút ruốc tôm hồng như phấn làm đẹp thêm những chiếc bánh cuốn trắng.
Một đĩa bánh cuốn nóng sẽ có mùi hương của gạo mới, độ dẻo vừa phải của miếng bánh ăn kèm với lát chả quế ngầy ngậy điểm thêm vài nhánh rau ngò, rau húng thơm. đặc sản hà nội

Bánh cuốn nóng nhân thịt được "kế thừa" từ bánh cuốn Thanh Trì mà ra. Những chiếc bánh cuốn nóng óng mượt vỏ bóng mỏng tang, óng như lụa để khoe lớp nhân thịt cùng nấm hương ẩn hiện bên trong. Rồi rau thơm Láng, giò chả Ước Lễ trong một bát nước chấm ngon làm tăng thêm mùi vị cho đĩa bánh cuốn nóng.
<div align="center"></div>Bánh cuốn ngon không thể thiếu nước chấm, phải pha sao để mà dậy được cái mùi cà cuống lên thì thật là tuyệt vời. Dù là bánh cuốn nguội Thanh Trì hay bánh cuốn nóng thì cần phải có nước chấm vừa miệng. Pha nước chấm là bí quyết riêng của mỗi cửa hàng. Khách tới những cửa hàng bánh cuốn ngon đều mê mẩn thứ nước màu hổ phách thơm dịu đó.
Nước chấm bánh cuốn không thiên về vị chua mà cần cân bằng giữa vị mặn của nước mắm và vị ngọt của đường. Chén nước mắm nhỏ, không quá mặn, không quá chua, không cay quá. Có lẽ vì bánh cuốn vốn mềm mại, thanh mát nên nước chấm đi cùng cũng dìu dịu như vậy để hài hòa./.
Hướng dẫn cách làm bánh cuốn
Món bánh cuốn là món tớ rất thích ăn, đặc biệt là bánh cuốn Nam Định, mà hầu như món nào ở Nam Định cũng ngon thì phải. Sau đây xin gửi tới mọi người cách làm bánh cuốn nhé, cố gắng sẽ rất là ngon đấy

Nguyên liệu:

- 200g bột gạo

- 70g bột năng

- 650g nước

- 1 ít muối, 4 tsp dầu ăn

- 150g thịt nạc + mỡ xay nhỏ

- 2-3 tai nấm mèo

- 1 củ hành tây

- Hành phi

- Giá

- Rau thơm

Thực hiện:

Phi hành: hành khô/hành tím lột vỏ (không rửa), xắt mỏng, bỏ vào chảo dầu phi.

Nước chấm: Nấu tan 300g nước lạnh với 50g đường và 50g nước mắm ngon. Khi ăn, thêm ớt băm vào.

Nhân bánh: Nạc và mỡ xay nhỏ, nấm mèo ngâm nở, xắt sợi nhỏ, hành tây thái mỏng. Cho ít nước vào chảo, chờ sôi, cho thịt vào quậy và miết cho thịt đừng đóng cục to. Thịt còn xăm xắp nước, cho nấm mèo + dầu ăn vào xào tiếp, nêm nếm cho vừa. Thịt gần hết nước thì cho hành tây vào đảo vừa chín tới.

Vỏ bánh: ngâm bột trước ít nhất 4 tiếng (không cho muối và dầu ăn), để khoảng 2 tiếng, gạn chắt nước trong ở trên, cho một lượng nước khác vào đúng số đã chắt ra, quậy lại, ngâm, chắt và cho nước mới (xem cái ngấn bột trên thành chậu ngâm để cho nước vào cho đúng). Tổng cộng 2 hoặc 3 lần chắt. Lần cuối cùng để tráng bánh thì cho muối và dầu ăn vào.

Lần tráng đầu tiên, chảo không dính tráng 1 lớp dầu mỏng thật mỏng thôi, có thể sau khoảng chục lần tráng lại phải quét thêm dầu như lần đầu (dùng cọ thấm dầu để quét).

- Vặn nhỏ lửa, để hơi nóng chảo (chảo nóng quá bột sẽ bị dính ngay vào chảo khi vừa đổ vào, sẽ không có thời gian để lắc cho bột dàn mỏng ra xung quanh; còn chảo chưa đủ nóng thì đổ bột vô lắc bột không dính vào chảo mà cứ chạy vòng vòng).

- Đổ một vá bột vào, lắc cho đều tròn đáy chảo. Tùy chảo mà định lượng, chảo 24cm của tui khoảng một muôi múc canh (muôi 40ml).

- Đậy nắp lại khoảng 1 phút chờ bánh chín, trong khi đó quay qua bỏ nhân và cuốn cái trước. Bột trong là bánh đã chín rồi, có khi chưa đến 1 phút.

- Lấy cái thớt (càng dày càng tốt để tránh ồn), bọc lớp giấy bạc ở trên, phết dầu/mỡ. Lúc đổ bánh ra, rất có thể phải đập nhẹ chảo một cái để bánh rớt xuống thớt hoặc cầm sẵn cái xạng hay chiếc đũa gỗ mỏng, chạy một vòng quanh rìa bánh để tróc rìa, úp ra dễ dàng mà không cần đập xuống thớt. Mặt trên của bánh ở trên chảo thành mặt úp xuống thớt để khi cuốn thì mặt này là mặt đưa ra ngoài, bánh mới bóng được.

- Cuốn bánh để lộ phần thịt ra cho hấp dẫn: bánh tròn, chia tưởng tượng làm 3 phần ngang. Rải nhân lên 1/3 cuối, chừa khoảng 2-3 cm mép bánh. Gấp 2 cánh 2 bên vào rồi cuốn từ chỗ bánh không có nhân cuốn lên. Vừa qua khỏi phần nhân là có mép 2-3cm giữ lại.

Thưởng thức: ăn bánh cuốn kèm với giá trụng, hàng phi và nước mắm đã pha.

Nguồn: http://manghoidap.vn/Banh-cuon-Thanh-Tri-Ha-Noi-10038.html