<div style="text-transform:capitalize;">[IMG]styles/cyan/xenforo/icons/icon_ms.gif[/IMG] 10 cách phòng và trị bệnh trĩ ngoại cho bà bầu</div>
<hr size="1" style="margin-top: -9px; padding-bottom: 0px;">Nguồn: http://***************/






Bà bầu rất dễ có khả năng bị bệnh trĩ đặc biệt là ở tháng thứ 5 của thai kỳ trở đi, khi thai nhi ngày một lớn, nó sẽ gây áp lực lên trên vùng trực tràng và các tĩnh mạch nhỏ li ti ở phía dưới hậu môn, bà bầu bị trĩ thường có các triệu chứng thường gặp như táo bón, thói quen nhịn đại tiện, uống ít nước, ngồi nhiều cũng là nguyên nhân phố biên gây ra bệnh trĩ ở bà bầu.
<div align="center"></div>
Bệnh trĩ thường có 2 dạng đó chính là trĩ nội và trĩ ngoại, đó là 2 dạng bệnh trĩ mà người bệnh thường xuyên mắc phải:
Bệnh trĩ nội là bệnh xảy ra ở phía bên trong hậu môn, do các tĩnh mạch ở phía trong hậu môn giãn ra gây tình trạng ứ máu, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng sa búi trĩ.

Bệnh trĩ ngoại là gì là tình trạng trĩ nằm ở bên ngoài hậu môn, khiến bạn khó chịu nó khác so với bệnh trĩ nội, bệnh trĩ nội khi trĩ sa ra có thể nhét vào được còn trĩ ngoại thì không. Bệnh gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh. Vậy làm thế nào để điều trị được bệnh.

1. Uống nhiều nước
Để giảm sự khó chịu của bệnh trĩ khi bầu bí, bạn nên uống ít nhất từ 8 – 10 ly nước mỗi ngày. Hơn thế nữa, uống nhiều nước cũng giúp bà bầu tránh bị táo bón, một trong những căn bệnh phổ biến mà phụ nữ mang thai nào cũng bị.

2. Bổ sung thực phẩm nhiều nước trong các bữa ăn hàng ngày
Ngoài uống nước hàng ngày, bà bầu cần bổ sung nước qua nhiều thực phẩm khác như rau, củ, quả và trái cây. Đặc biệt, nước ép hoa quả rất tốt cho bà bầu vì chúng không những chứa nước mà còn chứa các dưỡng chất thiết yếu cho cả mẹ và bé.

3. Vận động thích hợp
Khi bị bệnh trĩ bạn nên tập chạy bộ hoặc đi bộ, những thói quen đó sẽ làm cho phân của bạn bên trong hậu môn mềm hơn, làm tăng cường sự dẻo dai của ruột già và tránh táo bón, tránh trường hợp phải ngồi nhiều, đứng nhiều.

4. Sử dụng gel bôi trơn
Sau khi đi đại tiện và vệ sinh xong, bạn có thể sử dụng gel bôi trơn đặc trị bệnh trĩ để bôi vào bên trong thành ống hậu môn. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng bạn làm việc này đúng cách và làm nhẹ nhàng để không làm xước da và nhiễm trùng da.

5. Bôi thuốc ngoài da làm từ cây phỉ
Chiết xuất nước cây phỉ hoạt động giống như một chất làm se tự nhiên. Đơn giản, bạn chỉ cần dùng bông đã tiệt trùng thấm nước cây phỉ và nhẹ nhàng đắp vào vùng hậu môn. Hãy làm vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ và kiểm tra hiệu quả của cách chữa bệnh trĩ này.

6. Dùng rau diếp cá chữa bệnh trĩ
Rau diếp cá từ lâu đã là một trong những loại rau không thể thiếu trong một số món ăn, rau diếp cá có tính mát, chính vì vậy có thể ăn sống. Nó là một trong những loại cây giúp phòng và chữa bệnh trĩ hiệu quả, bạn có thể dùng rau diếp cá để ăn sống vào mỗi bữa ăn hoặc có thể dùng để làm sinh tố để uống mỗi ngày. Nếu bị bệnh trĩ ngoại bạn có thể giã nó ra và đắp vào hậu môn của mình vào buổi tối.

7. Tắm nước ấm
Tắm nước ấm cũng là một trong 10 mẹo chữa bệnh trĩ hiệu quả cho bà bầu. Nếu bạn không thể tắm nước ấm nhiều lần mỗi ngày, hãy cố gắng thư giãn cơ thể trong bồn nước ấm vào mỗi buổi sáng và một lần nữa vào buổi tối trước khi đi ngủ.

8. Ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ
Chế độ ăn uống góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa và chữa trị bệnh trĩ. Trái cây và rau xanh là những thực phẩm chứa nhiều chất xơ tốt nhất cho bà bầu để bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày. Bạn có thể chế biến chúng theo nhiều cách khác nhau (ví dụ như làm sinh tố, hấp, làm bánh…) để không bao giờ cảm thấy nhàm chán với các thực đơn làm từ rau, củ, quả.

9. Sử dụng khăn lau của em bé
Bà bầu bị trĩ nên tránh sử dụng khăn giấy vệ sinh khô. Thay vào đó, hãy dùng khăn lau của em bé để hạn chế gây tổn thương và khó chịu cho vùng da hậu môn bị tổn thương, cả ở trong và ở ngoài.

10. Không nhịn đại tiện
Cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng, bạn không nên nhịn đại tiện. Nếu cảm thấy khó chịu và cần đi vệ sinh ngay, đừng cố nhịn. Hãy đi “giải quyết” vấn đề của bạn ngay, nếu không phân sẽ bị khô cứng và khi đi qua hậu môn sẽ khiến ống hậu môn của bạn bị đau rát, khó chịu, tạo búi trĩ, thậm chí là chảy máu.