<div style="text-transform:capitalize;">[IMG]styles/cyan/xenforo/icons/icon_ms.gif[/IMG] Bệnh rối loạn lo âu có nguy hiểm không ?</div>
<hr size="1" style="margin-top: -9px; padding-bottom: 0px;">Nguồn: http://***************/






Bệnh rối loạn lo âu là một trong những bệnh thường gặp đặc biệt là ở những người có hệ thần kinh giao cảm kém, quá nhạy cảm, do ảnh hưởng của công việc hoặc một số vấn đề liên quan đến tâm lý, người mặc chứng bệnh rối loạn lo âu thường đi kèm với một số triệu chứng hoặc bệnh khác như trầm cảm, hoặc lạm dụng một số chất kích thích. Theo thống kê thì hiện nay bệnh rối loạn lo âu căng thẳng không chỉ gặp ở người lớn, bệnh còn gặp ở người trẻ em, nguyên nhân chủ yếu là do yếu tố về di truyền.

Theo thống kê mới nhất cho thấy thì ở Mỹ hiện có khoảng 58% người mắc bệnh trầm cảm đều có dấu hiệu do mắc chứng rối loạn lo âu mà hình thành trong đó có 2 nguyên nhân chính là do mắc rối loạn lo âu lan tỏa hoặc rối loạn lo âu hoảng sợ. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể sẽ dẫn tới bệnh mãn tính về sau sẽ không thể hồi phục lại được hoặc tỷ lệ hồi phục là rất thấp.

Nhìn chung thì bệnh rối loạn lo âu thường kết hợp với một số bệnh liên quan đến rối loạn tâm thần và nó thường khởi phát vào lúc tuổi trước 25 và phụ nữ có tỷ lệ mắc chứng bệnh này thường cao hơn so với nam giới. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra bệnh ?
Nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh rối loạn lo âu có rất nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân do các chất hóa học trong não, khả năng dẫn truyền thần kinh như serotonin và norepinephrine hoặc do các yếu tố bên ngoài có tác động liên quan trực tiếp đến như môi trường sống, nhân cách, công việc, xã hội.

- Tuổi thơ bất hạnh: Trẻ có tuổi thơ bất hạnh và nhiều nghịch cảnh, chứng kiến những hình ảnh gây tổn thương, có nguy cơ cao hơn.

- Bệnh tật: Mắc phải bệnh nặng khiến bệnh nhân hoang mang về sự tồn tại của mình. Lo âu về tương lai, cách điều trị, chi phí có thể vượt quá khả năng chịu đựng.

- Stress: Nhiều tình huống stress dồn dập trong cuộc sống có thể khởi phát sự lo âu quá mức. Ví dụ tan vỡ các mối quan hệ thân tình đi kèm với stress bị mất việc và mất thu nhập là khởi đầu cho rối loạn lo âu lan tỏa.

- Nhân cách: Một số dạng nhân cách nào đó dễ sinh rối loạn lo âu lan tỏa. Những người không đạt được nhu cầu về tâm lý, như trường hợp không có những liên hệ gần gũi được đáp ứng đầy đủ có nguy cơ cao mắc bệnh. Ngoài ra, một số rối loạn nhân cách, như rối loạn nhân cách ranh giới (borderline personality disorder), cũng đi kèm với rối loạn lo âu.

- Di truyền: Một số chứng cứ cho thấy rối loạn lo âu lan tỏa có yếu tố di truyền khiến nó thường gặp ở nhiều thành viên trong cùng một gia đình.

Bệnh nhân nên luyện tập, trấn tĩnh, tìm biện pháp giải tỏa lo âu, nhìn nhận và giải tỏa hợp lý về các tình huống lo âu. Bệnh lo âu lan tỏa dễ nhận ra là những suy nghĩ không thích hợp; Họ nghĩ về một điều xấu nhất và lo lắng hơn mọi người cùng cảnh ngộ. Vì vậy cần tập trung vào giải quyết các ý nghĩ không thực tế. Bệnh nhân rất dễ chìm ngập trong các lo âu hàng ngày nên hướng dẫn giúp giải quyết sắp xếp các vấn đề và giảm stress sẽ có tác dụng.
Lưu ý:
- Khuyên nhủ người bệnh không nên dùng rượu, thuốc lá, ma túy… để giải tỏa lo âu.
- Nên tránh các loại chất thuận lợi cho lo âu (café, chất kích thích…).
- Khi phương pháp tâm lý không kết quả mới chỉ định thuốc.

Người mắc bệnh thường có các triệu chứng rối loạn lo âu điển hình như lo lắng một cách thái quá những vấn đề đơn giản, thường xuyên sợ hãi căng thẳng, mệt mỏi, stress, tâm trạng bồn chồn, dễ bị kích thích và chấn động thường có suy nghĩ tiêu cực hay rối loạn giấc ngủ. Chính vì vậy khi mắc chứng bệnh rối loạn lo âu người bệnh lên đến các trung tâm y tế chuyên khoa về tâm thần để các bác sĩ chuẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị bệnh hiệu quả.
Bài viết có liên quan: Một số loại thuốc chống lo âu hiệu quả

View more random threads: