<div style="text-transform:capitalize;">[IMG]styles/cyan/xenforo/icons/icon_ms.gif[/IMG] Cùng chuyên gia tìm hiểu và cách phòng trị bệnh trĩ</div>
<hr size="1" style="margin-top: -9px; padding-bottom: 0px;">Nguồn: http://***************/






Bệnh trĩ là một trong những bệnh phổ biến tuy nhiên nó vẫn khiến cho nhiều người lo lắng và e ngại nó sẽ tìm đến mình. Tại sao mọi người lại sợ nó đến vậy chính vì nó nằm ở vùng kín nên nhiều người còn e ngại khi chia sẻ đặc biệt là khi bị bệnh người bệnh còn ngại đến các phòng khám trĩ để các bác sĩ khám. Người xưa đã có câu “Thập nhân cửu trĩ” thì cứ 10 người thì đã có tới 9 người bị bệnh trĩ nên bệnh này rất phổ biến và phổ biến rất lâu rồi. Chính vì vậy bạn không cần phải ngại khi đi khám bệnh trĩ. Việc khám bệnh rất quan trọng trong việc điều trị và phòng bệnh. Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng bệnh của bạn để xác định mức độ của bệnh để có thể đưa phương pháp điều trị. Tùy mức độ mà dùng các phương pháp khác nhau như thay đổi thói quen sinh hoạt, dùng thuốc hoặc chỉ định phẫu thuật.


Theo bác sĩ Hoàng Đình Lân bác sĩ chuyên khoa 2 phó chủ tịch hậu môn trực tràng Việt Nam thì bệnh trĩ là tình trạng giãn tĩnh mạch quá mức ở vùng hậu môn, bệnh thường có các triệu chứng như đau rát, chảy máu sa búi trĩ và ngứa hậu môn. Bệnh thường gặp ở những người ít vận động ngồi lâu, đứng lâu. Phụ nữ khi mang thai cũng có thể bị trĩ khi mang thai. Do áp lực của thai nhi đè nén lên vùng hậu môn khiến cho máu ở tĩnh mạch kém lưu thông về tim.

Một số triệu chứng thường gặp và gây khó chịu cho người bị bệnh trĩ như:
- Đại tiện ra máu đỏ tươi. Đây là triệu chứng sớm nhất và cũng là triệu chứng thường gặp. Lúc đầu chảy máu kín đáo, về sau máu chảy thành giọt hoặc phun thành tia như cắt tiết gà.
- Đau vùng hậu môn, cũng có thể không đau hoặc đau nhẹ. Đau nhiều khi có tắc mạch hoặc nứt hậu môn.

- Sưng nề vùng hậu môn: Khi có đợt cấp hoặc khi trĩ sa ra ngoài, có thể búi trĩ sưng khá to.
- Rỉ nước và ngứa vùng hậu môn do viêm ống hậu môn.

Do đó, khi thấy các triệu chứng như mô tả ở trên, bạn cần khám chuyên khoa hậu môn - trực tràng hoặc ngoại tiêu hóa để có thông tin chính xác bệnh tình và có hướng điều trị thích hợp.

Theo BS. Lân, nguyên nhân gây bệnh thường do tư thế làm việc đứng hoặc ngồi quá lâu, rối loạn nhu động ruột (táo bón, ỉa chảy, mót rặn), bệnh có tính chất gia đình, có những bệnh phối hợp như tăng áp lực tĩnh mạch trĩ, bệnh đường sinh dục, tiết niệu, hoặc những thay đổi nội tiết theo chu kỳ sinh dục của phụ nữ như mang thai, sinh đẻ hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt. Trong số đó, táo bón là tác nhân gây bệnh trĩ nhiều nhất và cũng mang lại nhiều phiền toái nhất làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh.

Để phòng ngừa được bệnh trĩ mọi người cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ như:
Thực hiện chế độ ăn nhiều rau xanh, những thực phẩm giàu chất xơ như rau lang, khoai lang … uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Hạn chế uống các loại đồ ăn cay nóng những thực phẩm dẫn đến việc suy giãn tĩnh mạch như thuốc lá, rượu bia, táo bón.
Xem thêm: Người bị benh tri kieng an gi

Thường xuyên vận động khoảng 30 phút mỗi ngày như đi bộ, bơi lội, không nên đứng nhiều hoặc ngồi nhiều đặc biệt là ngồi xổm quả lâu.

Tập thói quen đi cầu vào giờ nhất định và hằng ngày tránh việc để lâu khiến phân cứng dẫn đến đi ngoài khó.

Vệ sinh bằng nước ấm hoặc sau mỗi lần đi cầu.

Để chữa bệnh trĩ khỏi bạn nên đi khám bác sĩ để xem mức độ bệnh để có biện pháp điều trị phù hợp nhất. Thực hiện chế độ ăn uống theo đúng lời bác sĩ rặn. Không nên nghe lời mách bảo, thông tin trên mạng để sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc khiến bệnh nặng hơn.