“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” câu nói ẩn chứa những nỗi niềm, hy vọng và sự khẳng định của một thế hệ trẻ tiếp bước thế hệ cha anh. Thế nhưng, hiện nay thế hệ trẻ ấy lại đang bị gặp nguy hiểm bởi hàng loạt các tác hại vô hình đang tấn công chúng.
Những tưởng như sự căng thẳng, mệt mỏi, đau đầu, đau nửa đầu chỉ có thể gặp nhiều ở những người đã trưởng thành, phải lo lắng cho cuộc sống cơm áo gạo tiền. Ấy vậy mà nỗi lo về học tập, gia đình hay chuyện tình cảm chính là những tác nhân khiến trẻ em đau nửa đầu và dần trở thành căn bệnh mạn tính ở trẻ.

Nguyên nhân gây đau nửa đầu ở trẻ
Nhiều người còn xem nhẹ hiện tượng trẻ em đau nửa đầu và cho rằng đó không phải bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, thực tế các nghiên cứu y khoa đã chỉ ra rằng, các triệu chứng đau nửa đầu ở trẻ có thể là cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm về thần kinh.

Đau đầu ở trẻ em do nhiều yếu tố gây nên
– Đau đầu do các nhóm bệnh lý bị viêm dây thần kinh, bị viêm màng não, viêm ổ mắt, răng… tất cả các bộ phận liên kết trực tiếp với hệ thần kinh trung ương khi có dấu hiệu bị tổn thương đều dẫn đến các cơn đau nửa đầu.
– Đau đầu do căn nguyên mạch máu thì thường là do bị cao huyết áp khiến cho áp lực thành mạch bị đẩy lên cao hoặc bị dị dạng tĩnh mạch khiến cho quá trình vận chuyển máu lên não bộ bị gián đoạn và gây ra các cơn đau nửa đầu. 2 Bệnh lý này thường ít gặp ở trẻ, nên thường dễ bị bỏ qua.
– Các khối u chỗ nội sọ, hay u não, xuất huyết não, não úng thủy đều khiến cho áp lực sọ não bị tăng cao và gây ra các cơn đau nửa đầu cho trẻ.
– Đau đầu do căng thẳng, stress học tập, thi cử chính là nguyên nhân khiến cho sức khỏe não bộ của trẻ bị suy giảm.
Trẻ em đau nửa đầu khi nào cần phải gặp bác sĩ?
Trẻ em đau nửa đầu nếu bị kéo dài và xuất hiện các biến chứng nguy hiểm thì nên nhanh chóng đưa đi gặp bác sĩ ngay lập tức. Các thể bệnh đau nửa đầu ở trẻ cần phải gặp bác sĩ ngay đó là:
  • Đau nửa đầu cấp tính: bệnh thường do các vi sinh vật gây ra và gây nhiễm trunfh như viêm họng cấp, viêm xoang cấp, viêm não, sốt xuất huyết, viêm màng não…
  • Sốt, đau đầu kèm theo các triệu chứng bị buồn nôn, nôn, hoa mắt, chóng mặt, sợ ánh sáng, âm thanh, tiếng ồn… có thể là dấu hiệu của bệnh u não, viêm màng não. Bệnh nhân cần phải nhanh chóng đi gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời.
  • Đau nửa đầu mạn tính: đây là hội chứng bệnh đau nửa đầu Migraine. Bệnh thường gây ra các cơn đau nửa đầu thành cơn, tái đi tái lại nhiều lần, từ 5 – 7 cơn đau trong 1 – 2 ngày liên tiếp. Cơn đau thường khiến người bệnh cảm giác âm ỉ, bứt rứt, khó chịu, giống như bị rối loạn tiền đình, đau nhiều vào nửa đêm và gần sáng.
  • thuoc tri dau nua dau

Để phòng ngừa những nguy cơ khiến trẻ em bị đau nửa đầu thì các phụ huynh cần loại bỏ bớt các tác nhân gây căng thẳng mệt mỏi cho trẻ. Nên tạo cảm giác thoải mái cho trẻ trong học tập và cuộc sống. Quan tâm đến đời sống tâm sinh lý của trẻ nhất là ở tuổi dậy thì để kịp thời can thiệp và bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Bổ sung chế độ dinh dưỡng và cho trẻ luyện tập thể thao cũng sẽ giúp trẻ loại bỏ được nguy cơ bị đau nửa đầu.