K?t qu? 1 ??n 1 c?a 1
-
11-05-2015, 05:21 PM #1
Senior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài vi?t
- 7,203
Kiến nghị giải pháp tháo gỡ khó cho ngành đường
Hiệp hội Mía đường Việt Nam vừa kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất đường trong nước.
Các kiến nghị này được đưa ra trong bối cảnh các dự báo của Bộ Công Thương cho thấy Việt Nam sẽ thừa khoảng 200.000 tấn do nền kinh tế thế giới suy giảm khiến nhu cầu đối với mặt hàng này trên thị trường thế giới đang chững lại, trong khi nguồn cung tiếp tục tăng.
Vì vậy, việc tìm đầu ra cho sản phẩm đang là thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp sản xuất đường trong nước.
Thời gian qua, Bộ Công Thương đã cho phép xuất khẩu đường sang Trung Quốc (quốc gia đang thiếu đường) qua cửa khẩu phụ thuộc biên giới tỉnh Lào Cai.
Đây được coi là lối thoát giúp các doanh nghiệp chế biến mía đường hạn chế thua lỗ do tồn kho lớn, lãi suất ngân hàng cao trong khi không tiêu thụ sản phẩm được.
Tuy nhiên, gần đây, nhiều doanh nghiệp thương mại trong nước đã xin tạm nhập, tái xuất hoặc nhập đường thô về tinh luyện và xuất khẩu các sản phẩm này qua cửa khẩu phụ.
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu thị trường, đây là nguy cơ khiến đường Việt Nam mất đi thị trường xuất khẩu chính trong khi Việt Nam đã mất đáng kể thị trường đường trong nước do đường nhập lậu không ngăn chặn được.
Do vậy, Hiệp hội Mía đường Việt Nam kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ cho phép xuất khẩu qua các cửa khẩu phụ các loại đường do các nhà máy sản xuất từ mía trong nước; không cho phép xuất khẩu qua các cửa khẩu phụ các loại đường tạm nhập, tái xuất và các loại đường chế biến từ nguồn đường nguyên liệu nhập khẩu.
Bên cạnh đó, Hiệp hội Mía đường cũng kiến nghị Chính phủ cần có cơ chế dự trữ ngắn hạn mặt hàng đường vì mía là loại nông sản không dự trữ được trong dân, buộc các nhà máy phải thu mua hết mía cho dân và chế biến thành đường để có thể dự trữ được.
Trên thực tế, ngành đường trong nước đã thực hiện chức năng dự trữ trong nhiều năm qua để điều tiết cung cầu quanh năm vì sản xuất chỉ 6 tháng/năm.
Tuy nhiên, nếu cung vượt cầu như hiện nay, Chính phủ cần có chính sách dự trữ đường theo chu kỳ mùa vụ hàng năm để bình ổn giá, chống tình trạng đầu cơ, gây bất ổn cho nền kinh tế, thiệt hại cho nông dân trồng mía, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Theo thống kê của Hiệp hội Mía đường, niên vụ năm 2012-2013, sản lượng đường cả nước đạt 1,53 triệu tấn (trong khi chỉ tiêu đến năm 2015 là 1,5 triệu tấn) và khả năng đạt 2 triệu tấn đến năm 2020./.
Theo vietnamplus.vnView more random threads:
- Vàng tăng giá 100.000 đồng ngay ngày đầu tháng 11
- Giá dầu châu Á lại tăng nhờ tin tích cực từ kinh tế Mỹ
- Minh bạch kinh doanh đa cấp, cơ hội cho doanh nghiệp chân chính
- Thương mại biên giới - động lực thúc đẩy kinh tế Lạng Sơn
- Thêm 15 dự án đầu tư vào Kiên Giang với số vốn hơn 1.200 tỷ đồng
- Đàm phán hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Indonesia đạt cao
- Argentina làm cầu nối cho DN Việt vào Mỹ Latinh
- EU kêu gọi WTO phán quyết về lệnh cấm nhập thịt lợn của Nga
- Tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghiệp giá trị cao