bệnh viêm phế quản ở người lớn có thể là bệnh do virut hoặc vi khuẩn gây ra và có thể lây nhiễm qua đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp. Những người sức đề kháng yếu hoặc đang mắc các bệnh mãn tính về tim, phổi nên hết sức đề phòng bị lây nhiễm căn bệnh này.


Viêm phế quản có lây không vậy

biểu hiện viêm phế quản: Ở bệnh nhân viêm phế quản, các triệu chứng bệnh có thể xuất hiện một cách ồ ạt, diễn biến nhanh sau khi có xúc tác là ô nhiễm, khói bụi, chất thải, khí độc… Tuy nhiên một số trường hợp, bệnh chỉ diễn biến âm thầm, nhẹ nhàng hơn sau khi tiếp xúc với tác nhân là siêu vi. Viêm phế quản ở người lớn phổ biến nhất là viêm phế quản do nhiễm siêu vi, với các giai đoạn phát triển bao gồm:

  • Ủ bệnh: người bình thường sau khi tiếp xúc với những giọt nước từ người nhiễm siêu vi hô hấp sẽ có thời gian ủ bệnh khoảng 1 - 3 ngày. Giai đoạn này, cơ thể bệnh nhân không có bất cứ dấu hiệu nào biểu hiện ra ngoài.
  • Viêm long hô hấp trên: đường hô hấp trên bắt đầu co những biểu hiện bất thường như: đau rát họng, sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, sốt nhẹ, cơ khớp đau mỏi, người uể oải. Đây là giai đoạn người lành xung quanh dễ lây bệnh nhất vì người bệnh sẽ thải ra môi trường rất nhiều siêu vi khi hắt xì ho.
  • Viêm phế quản cấp: có triệu chứng ho, bắt đầu bằng ho khan sau đó phát triển thành ho đờm. Đờm có màu trắng trong, nhưng một số trường hợp có màu xanh, vàng hoặc trắng đục như mủ thì tức là đã bị nhiễm vi khuẩn. Một số trường hợp nặng, bệnh nhân bị ho ra máu, đau rát xương ức.
  • Phục hồi: đến giai đoạn này, các triệu chứng hô hấp và toàn thân đều thuyên giảm, thời gian phục hồi khoảng 1 tuần đến 10 ngày.

    Như vậy bệnh viêm phế quản ở người lớn thường lây qua đường tiếp xúc trực tiếp, giai đoạn dễ lây nhiễm nhất là giai đoạn viêm long hô hấp trên với biểu hiện hắt xì, ho nhiều để tống đờm nhớt ra ngoài.

    Phòng bệnh viêm phế quản người lớn
  • Tiêm vaccin phòng cúm hàng năm, ngoài ra cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tiềm phòng viêm phổi.
  • Điều trị dứt điểm các bệnh có liên quan đến hô hấp trên và dưới.
  • Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, bỏ thuốc nếu có thói quen sử dụng.
  • Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xunh quanh, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để tránh virut, vi khuẩn xâm nhập.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
  • Tránh hít các loại khói công nghiệp, amoniac, mùi chất tẩy rửa hóa học.