K?t qu? 1 ??n 1 c?a 1
-
11-05-2015, 06:21 AM #1
Senior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài vi?t
- 7,203
Hàn Quốc nhập nhiều sản phẩm dệt may giá rẻ từ Trung Quốc
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)
Phóng viên TTXVN tại Seoul dẫn báo cáo của Hiệp hội thương mại quốc tế Hàn Quốc (KITA) công bố ngày 3/3 cho biết, kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của nước này trong năm 2014 đã tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay.
Thông tin này làm dấy lên lo ngại rằng Hàn Quốc có thể thâm hụt thương mại trong lĩnh vực này trong thời gian tới.
Kim ngạch nhập khẩu vải sợi và hàng may mặc của Hàn Quốc trong năm 2014 là 14,66 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm 2013, và là mức cao nhất từ trước đến nay.
Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu giảm 0,1% so với năm ngoái, đạt 15,94 tỷ USD, khiến thặng dư thương mại trong lĩnh vực này chỉ còn 1,28 tỷ USD, giảm gần một nửa so với năm 2013.
Các chuyên gia của KITA cho biết thặng dư thương mại trong lĩnh vực dệt may của Hàn Quốc đã đạt mức cao nhất 14,04 tỷ USD vào năm 1998 song liên tục suy giảm kể từ thời điểm đó.
Nguyên nhân là do chi phí sản xuất trong lĩnh vực này ngày càng tăng khiến các nhà xuất khẩu dệt may của Hàn Quốc phải thu hẹp sản xuất hoặc di chuyển nhà máy sang Trung Quốc và Việt Nam, trong khi nhập khẩu liên tục tăng, đặc biệt là các sản phẩm giá rẻ từ thị trường Trung Quốc. Hậu quả là thâm hụt thương mại của Hàn Quốc đối với Trung Quốc trong lĩnh vực này ngày càng tăng lên.
Theo số liệu mà KITA công bố, trong năm 2014, Hàn Quốc xuất khẩu 2,52 tỷ USD hàng dệt may sang Trung Quốc, trong khi nhập khẩu từ thị trường này 6,59 tỷ USD, tương đương 45% tổng kim ngạch nhập khẩu trong lĩnh vực dệt may./.
Theo vietnamplus.vnView more random threads:
- WCF hỗ trợ phát triển bền vững cacao trên toàn cầu
- Giá vàng trong nước tăng mạnh nhờ lực đẩy thế giới
- Tiếp tục đà tăng
- HSBC: Kinh tế Việt Nam chưa sẵn sàng để hồi phục
- EU nỗ lực tiến tới thống nhất thị trường viễn thông
- Cơ hội mới về hợp tác đầu tư giữa Việt Nam-Belarus
- TQ nối lại nhập khẩu sản phẩm thịt của New Zealand
- Giá vàng xuống mức thấp nhất trong một tháng qua
- Ukraine: Không có tiến triển trong đàm phán khí đốt với Nga
- Hãng Airbus dự báo có số đơn đặt hàng ngang ngửa Boeing