1. Sởi

- Bệnh nhiễm virus cấp tính gây thành dịch

- Bệnh lây qua đường hô hấp

- Biểu hiện:

Sốt cao
Viêm long đường hô hấp
Trong miệng nổi những chấm Koplik, sau đó phát ban
Xuất hiện từ sau tai, sau đó lan ra đầu, mặt, cổ, thân mình và tay chân
Trường hợp nặng sẽ kèm theo biến chứng bội nhiễm vào các cơ quan.
2. Bại liệt

- Bệnh nhiễm virus cấp tính gây thành dịch

- Bệnh lây qua đường tiêu hóa, virus di chuyển đến hệ thần kinh gây liệt

- Biểu hiện:

Sốt nhẹ
Khi liệt thì hết sốt
3. Uốn ván

- Bệnh cấp tính gây tử vong cao

- Vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua vết thương (đối với trẻ sơ sinh là rốn)

- Thời gian ủ bệnh thường từ 7 – 10 ngày

- Biểu hiện:

Co cứng cơ
Tử vong do suy hô hấp, ngưng tim
4. Bạch hầu

- Do vi khuẩn bạch hầu gây ra.

- Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường xảy ra ở những trẻ không được tiêm chủng. Bệnh thường gặp trong những tháng lạnh.

- Lây truyền qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp.

- Triệu chứng

Viêm họng, chán ăn và sốt nhẹ
Xuất hiện giả mạc 2-3 ngày sau đó ở họng và lưỡi, giả mạc bạch hầu có đặc điểm là dai, dính và dễ chảy máu
- Bệnh nhi dễ tử vong do giả mạc làm hẹp đường thở

5. Ho gà

- Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do vi khuẩn có trong miệng, mũi và họng gây ra. Bệnh đặc biệt nguy hiểm ở trẻ dưới 1 tuổi.

- Lúc đầu trẻ có biểu hiện: ho, chảy nước mũi, nước mắt, hắt hơi, sốt và ho nhẹ. Ho ngày càng nặng, cơn dài và dày hơn. Giai đoạn cuối trẻ thở vào nghe như có tiếng rít. Trẻ có thể bị tím tái do thiếu ôxy trong cơn ho. Nôn và kiệt sức thường đi kèm theo sau các cơn ho, đặc biệt vào ban đêm.

- Biến chứng: tử vong

6. Lao

7. Viêm gan B: Trẻ nhiễm virus viêm gan B trong thời kỳ sơ sinh do lây truyền từ mẹ sang con.

8. Viêm não Nhật Bản: Do virus gây ra qua trung gian truyền bệnh là muỗi.

- Triệu chứng: đau bụng trong giai đoạn đầu của bệnh, nôn. Sau 3 hoặc 4 ngày trẻ có thể co giật, lơ mơ, hôn mê.

- Di chứng não (liệt, tâm thần, hôn mê).

9. Tả

- Bệnh truyền nhiễm, gây dịch và có thể gây đại dịch. Lây truyền qua đường tiêu hoá do thực phẩm, nước uống mang mầm bệnh. Nôn và tiêu chảy là 2 triệu chứng chủ yếu của bệnh. Hậu quả mất nước, rối loạn điện giải dẫn đến các dấu hiệu: mắt trũng, da khô, tiểu ít, chuột rút … phân có màu trắng như nước vo gạo và không bao giờ có sốt.

- Biến chứng: mất nước nặng, rối loạn điện giải, tử vong.

10. Thương hàn

- Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn thương hàn, có thể gây thành dịch.

- Lây truyền qua đường tiêu hoá do thực phẩm, nước uống mang mầm bệnh.

- Thời kỳ ủ bệnh trung bình 8 – 14 ngày. Khởi phát từ từ bằng sốt tăng dần, rối loạn tiêu hoá, nhức đầu.

- Sau 1 tuần bệnh sốt cao liên tục 39 – 40OC, ly bì, bụng chướng, gan lách to.

- Biến chứng: thủng ruột, viêm não, viêm cơ tim, viêm màng bụng, viêm túi mật… tuy hiếm gặp song cũng rất nặng và dễ gây tử vong.

11. Quai bị

- Biểu hiện bằng sưng một hay nhiều tuyến nước bọt, thường gặp nhất là các tuyến mang tai. Triệu chứng: sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, buồn nôn. Bệnh giảm dần sau 5 – 7 ngày và tự khỏi nếu không có biến chứng.

- Biến chứng: viêm màng não, viêm buồng trứng, viêm tinh hoàn

- Lưu ý: không chữa trị bằng các phương pháp dân gian (đắp dị vật vào má) vì có thể làm vi khuẩn xâm nhập sâu hơn gây nặng thêm.

12. Thủy đậu

- Bệnh lý do siêu vi khuẩn gây ra, thường gặp ở trẻ em. Triệu chứng ban đầu là nổi những bóng nước đỏ và phát nhanh khắp người, kèm theo sốt, sổ mũi, ho…

- Triệu chứng: sốt nhẹ, nổi mụn nước, biếng ăn, các nốt sẽ khô dần và tự khỏi.

- Biến chứng: nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm não, có thể để lại các di chứng. Phụ nữ mang thai nếu bị thủy đậu ở 3 tháng đầu dễ bị sảy thai, dị tật thai. Nếu mắc bệnh trong những ngày sắp sinh hay lúc sinh, trẻ có thể bị lây bệnh và bệnh rất nặng kèm theo biến chứng.

- Chủng ngừa là cách phòng ngừa hiệu quả nhất.

review trung tâm tiêm chủng vnvc