Kiểm tra tim mạch


Huyết áp – Từ 18 tuổi trở lên, bạn nên kiểm tra định kỳ huyết áp, hoặc 2 năm/lần. Nếu chỉ số huyết áp cao, hoặc có bệnh sử cá nhân hay gia đình về huyết áp cao, đột quỵ hoặc suy tim, bạn nên kiểm tra thường xuyên hơn.


Xét nghiệm máu – Đừng bỏ qua chỉ số cholesterol và triglycerides, hay bộ mỡ (cholesterol, triglycerides, HDL, LDL). Cholesterol và triglycerides ở mức cao có thể thể hiện nguy cơ bị bệnh tim. Nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ cao mắc bệnh lý tim mạch, xét nghiệm nên làm một năm/lần hoặc 2 năm/lần.


Cân nặng (chỉ số BMI) – Béo phì là yếu tố nguy cơ lớn dẫn tới nhiều bệnh lý, bao gồm bệnh tim mạch và đái tháo đường.


Kiểm tra nguy cơ tiểu đường


Trong gói khám sức khỏe tổng quát thường có kiểm tra lượng đường trong máu trước khi ăn 8 tiếng.


Bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu bạn:


- Hơn 45 tuổi và béo phì


- Từng bị tiểu đường thai kỳ trong giai đoạn mang bầu


- Mắc hội chứng buồng trứng đa nang


- Có bệnh sử gia đình mắc bệnh tiểu đường


Tầm soát ung thư vú


Dù ở độ tuổi nào, chị em cũng nên đi khám ngay trong vòng một tuần nếu nhận thấy ngực có sự thay đổi. Các kỹ thuật y học hỗ trợ bao gồm siêu âm tuyến vú, chụp nhũ ảnh. Nếu bạn có bệnh sử ung thư vú hoặc trong gia đình, hãy hỏi bác sĩ về lịch kiểm tra vú.


Tiêm phòng cho nữ giới


Phụ nữ trẻ nên tiêm vaccine ngừa virus HPV gây ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, bạn nên kiểm tra lịch sử chích ngừa các loại vaccine từ trước tới nay, đề phòng bỏ sót mũi tiêm nhắc.


Bạn nên tiêm vaccine phòng cúm nếu bạn:


- Đang có thai – đặc biệt trong giai đoạn tam cá nguyệt cuối, để phòng cúm luôn cho con


- Mắc bệnh mãn như hen nặng hoặc tiểu đường


Ngoài những hạng mục tham khảo nói trên, mỗi cá nhân có thể làm thêm xét nghiệm, tùy tình trạng sức khỏe hoặc yếu tố gia đình. Hãy chọn bác sĩ tại bệnh viện lớn, uy tín để được tư vấn cụ thể.

vnvc