Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Loại virus gây bệnh viêm gan B (HBV) được lây truyền qua 3 con đường gần giống với virus HIV: đường máu, đường quan hệ tình dục và từ mẹ sang con.

Qua các nghiên cứu, vắc xin phòng viêm gan B sẽ giúp tạo ra kháng thể phòng bệnh kéo dài từ 10-20 năm. Tuy nhiên, lượng kháng thể này sẽ giảm dần theo thời gian. Để đảm bảo lượng kháng thể luôn đủ cao để chống lại virus gây bệnh, các chuyên gia y tế khuyến cáo mỗi người nên tiêm nhắc 1 mũi vắc xin sau 5-10 năm kể từ đợt chủng ngừa đầy đủ theo phác đồ chuẩn trước đó. Những người đã tiêm vắc xin nhưng không đủ liều theo lịch tiêm chủng cần được kiểm tra xét nghiệm kháng thể antiHBs và tiêm những mũi theo lịch bổ sung hoặc thậm chí nếu không tạo được kháng thể thì phải tiêm vắc xin lại từ đầu theo phác đồ chuẩn.


Tiêm vắc xin phòng viêm gan B cho những người chưa mắc bệnh đem lại hiệu quả chủng ngừa cao nhưng không thể đạt tỉ lệ tuyệt đối 100%. Theo các thống kê, vẫn có khoảng 2,5 – 5% người sau khi tiêm phòng viêm gan B vẫn bị mắc bệnh. Trong đó, những nguyên nhân thường gặp khiến vắc xin không đạt hiệu quả như mong muốn bao gồm:
Người bệnh không tuân thủ phác đồ tiêm phòng vắc xin: tiêm thiếu mũi, tiêm không đúng lịch, không tiêm mũi nhắc lại theo khuyến cáo.

Khả năng đáp ứng miễn dịch của người bệnh kém (người già yếu, người bị suy giảm miễn dịch…)
Vắc xin không đạt chất lượng do hết hạn sử dụng hoặc bảo quản không tốt (theo quy định phải bảo quản ở nhiệt độ 2 – 8 độ C và không để đông băng).

Quy trình tiêm chủng không chặt chẽ như Bộ Y tế quy định (người đi tiêm phải được khám sàng lọc trước tiêm, theo dõi sức khỏe sau tiêm…)

View more random threads: