Thoái hoá khớp là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và huỷ hoại của sụn và xương dưới sụn. Sự mất cân bằng này có thể được bắt đầu bởi nhiều yếu tố: di truyền, phát triển, chuyển hoá và chấn thương, biểu hiện cuối cùng của thoái hóa khớp là các thay đổi hình thái, sinh hoá, phân tử và cơ sinh học của tế bào và chất cơ bản của sụn dẫn đến nhuyễn hoá, nứt loét và mất sụn khớp, xơ hoá xương dưới sụn, tạo gai xương và hốc xương dưới sụn. Để chẩn đoán thoái hóa khớp, bác sĩ cần biết về tiền sử bệnh cá nhân và gia đình người bệnh, kiểm tra thể chất và từ đó chỉ định các xét nghiệm chẩn đoán.

KHÁM LÂM SÀNG
Khám lâm sàng là bước đầu tiên và quan trọng nhất
Trước tiên, bác sĩ sẽ hỏi các thông tin cần thiết giúp chẩn đoán thoái hóa khớp, bao gồm:
Mô tả các triệu chứng
Chi tiết về thời điểm có cơn đau hoặc các triệu chứng khác
Chi tiết về các bệnh lý khác
Vị trí đau, cứng
Mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng đến hoạt động hàng ngày như thế nào
Danh sách các loại thuốc hiện tại đang dùng
Khám lâm sàng
Trong quá trình khám, bác sĩ sẽ kiểm tra các khớp và kiểm tra phạm vi chuyển động của khớp (biên độ di động thế nào). Bác sĩ cũng sẽ tìm kiếm những vị trí mềm, đau hoặc sưng cũng như các dấu hiệu tổn thương khớp, sự liên kết của cổ và cột sống…
XÉT NGHIỆM/ CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
Sau khi khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm cần thiết. Xét nghiệm máu thường không hữu ích trong việc chẩn đoán. Tuy nhiên, các xét nghiệm dưới đây có thể giúp chẩn đoán thoái hóa khớp:
Chụp X-quang thường quy: giúp phát hiện những thay đổi, tổn thương khác liên quan đến thoái hóa khớp
Chụp X-quang thường quy: giúp phát hiện những thay đổi, tổn thương khác liên quan đến thoái hóa khớp
MRI: cung cấp một hình ảnh tốt hơn về sụn và các cấu trúc khác để phát hiện sớm những bất thường điển hình của thoái hóa khớp: tổn thương sụn
khớp, dây chằng, màng hoạt dịch.
Siêu âm khớp: đánh giá tình trạng hẹp khe khớp, gai xương, tràn dịch khớp, đo độ dày sụn khớp, màng hoạt dịch khớp, phát hiện các mảnh sụn thoái hóa bong vào trong ổ khớp.
Nội soi khớp: phương pháp nội soi khớp quan sát trực tiếp được các tổn thương thoái hoá của sụn khớp ở các mức độ khác nhau (theo Outbright chia bốn độ), qua nội soi khớp kết hợp sinh thiết màng hoạt dịch để làm xét nghiệm tế bào chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khớp khác.
Phương pháp nội soi khớp quan sát trực tiếp được các tổn thương thoái hoá của sụn khớp ở các mức độ khác nhau.
Các xét nghiệm khác:
Xét nghiệm máu và sinh hoá: Tốc độ lắng máu bình thường.
Dịch khớp: Đếm tế bào dịch khớp < 1000 tế bào/1mm3
Để phòng bệnh thoái hóa khớp, nên có một chế độ sinh hoạt cho hợp lý (ăn, uống, đi lại, tập luyện…) tùy theo điều kiện của mỗi một người. Nên có chế độ sinh hoạt và tập luyện nhẹ nhàng như chơi thể thao, đi bộ, bơi… hạn chế mang vác nặng, làm các động tác quá sức.
Duy trì một chế độ tập luyện và phục hồi chức năng đều đặn, hết sức tránh việc bất động khớp (trừ giai đoạn đang viêm cấp) vì khi không vận động khớp sẽ dễ dàng bị cứng, giảm tiết dịch khớp, xơ hóa các dây chằng, teo cơ, loãng xương, dính khớp và mất dần chức năng của khớp. Dinh dưỡng bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất (protein, calcium, vitamin D, vitamin nhóm B …) là rất cần thiết.
https://gitlab.parashift.com.au/thai...goi/-/issues/7
https://git.akaver.com/thaisantrongo...goi/-/issues/5
https://thaisanthucuc.hatenablog.com...0/07/27/110225
https://thaisanthucuc.page.tl/xoa-bu...ersion=desktop
https://www.transport.gov.za/web/tha...-/blogs/163837
http://ysraarogyasri.ap.gov.in/web/t...-/blogs/217646
http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn/...e-bau-can-biet
http://data.houstontx.gov/datareques...2-cf3f5507a22a
http://ipc.daknong.gov.vn/vn/raovat/1241/42340.html