Các chuyên gia thính học gặp rất nhiều các thử thách khi lắp đặt máy trợ thính cho trẻ em. Những thay đổi không ngừng về thể chất, sự trưởng thành tâm sinh lý và những yêu cầu về phát triển ngôn ngữ của trẻ, đòi hỏi các chuyên viên phải linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp và lựa chọn thiết bị trợ thính phù hợp.

Những lưu ý khi sử dụng máy trợ thính cho trẻ em
Ngày nay các thiết bị máy trợ thính không dây có đầy đủ các loại để bạn lựa chọn. Cùng với những tiến bộ của công nghệ, người sử dụng có thể dễ dàng lựa chọn và tăng tỉ lệ thành công cao khi hiệu chỉnh máy trợ thính cho trẻ.
Sau khi đã hoàn thành xong quá trình lắp đặt máy trợ thính cho trẻ, hiệu quả sử dụng thiết bị phụ thuộc rất nhiều vào sự thúc đẩy và sự kiên trì của bạn. Bạn cần cố gắng động viên và giải thích cho trẻ hiểu rằng nên đeo máy thường xuyên và đeo càng nhiều càng tốt. Thái độ tích cực và sự lạc quan của bạn là một sự khích lệ lớn đối với trẻ.
Lưu ý khi chọn mua máy trợ thính
Lưu ý về kiểu dáng và công suất
Máy trợ thính hiện nay có rất nhiều kiểu dáng khác nhau. Bao gồm: máy trợ thính đeo sau tai và máy trợ thính đeo trong tai. Thiết bị đeo sau tai (BTE) là thiết bị được các chuyên gia đánh giá cao khi sử dụng cho trẻ em. Ở độ tuổi đang phát triển, ống tai có thể thay đổi kích thước hàng ngày nên việc sử dụng các thiết bị trợ thính trong tài là không hợp lý.
Máy trợ thính đeo ngoài tai cũng có nhiều mức công suất và tính năng công nghệ khác nhau. Đối với mức độ nghe kém trung bình nặng thì có thể lựa chọn dòng máy có mức công suất vừa phải, kích thước máy sẽ nhỏ và nhẹ hơn một chút. Còn đối với những trường hợp nghe kém nặng sâu cần sử dụng dòng máy công suất siêu lớn mới đảm bảo trẻ nghe thấy âm thanh một cách rõ ràng.

8 gam màu sắc đầu tiên thường được các bạn nhỏ đặc biệt yêu thích
Những lưu ý khi sử dụng máy trợ thính cho trẻ em
Nên đeo máy trợ thính ở cả hai tai
Đeo máy trợ thính ở cả hai bên khi trẻ nghe kém ở cả 2 tai. Khi lắp đặt máy trợ thính ở cả 2 tai, máy trợ thính sẽ khuếch đại âm thanh đều hơn từ đó giúp trẻ nghe rõ và hiểu lời nói tốt hơn trong những môi trường ồn ào.
Hơn nữa nếu chỉ đeo máy trợ thính ở một bên tai sẽ làm cho dây thần kinh thính giác của bên tai còn lại dần trở nên kém hoạt động.


Khó chịu trong thời gian đầu sử dụng máy trợ thính
Dù là trẻ nhỏ hay người lớn thì trong khoảng thời gian đầu sử dụng máy trợ thính sẽ đều cảm thấy khó chịu. Nguyên nhân là do tai sẽ chịu áp lực và âm thanh sẽ khuếch đại lớn hơn bình thường nên người sử dụng sẽ cảm thấy áp lực và khó chịu. Lúc này cha, mẹ nên kiên trì và động viên bé. Sự động viên của bố mẹ sẽ là nguồn động lực lớn để bé có thể cố gắng và tiếp tục sử dụng máy. Cơ hội một phần là dựa vào máy trợ thính, còn lại sẽ phụ thuộc rất nhiều vào bạn.
Ngoài ra bạn nên kiểm tra máy có hoạt động tốt không vào mỗi buổi sáng trước khi đeo cho bé và cuối ngày khi tháo máy ra.

Cách bảo quản máy trợ thính
  • Không để máy trợ thính bị ướt, không đeo máy trợ thính khi đang tắm, khi bơi và khi đi ngoài trời mưa
  • Không để máy trợ thính ở những nơi có nhiệt độ cao, nơi có ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào hay ở gần những vật có nhiệt độ cao.
  • Tránh không để làm rơi máy trợ thính
  • Không dùng cồn hoặc các dung môi để làm sạch máy trợ thính
  • Buổi tối trước khi đi ngủ hãy tháo máy và vệ sinh cẩn thận. Nếu thấy có ráy tai đọng lại trên máy thì bạn cần lấy chúng ra.


Máy trợ thính Oticon Xceed Play màu hồng dành cho các bé gái
Lời khuyên chọn máy trợ thính phù hợp
Để tránh mua nhầm các sản phẩm máy trợ thính giả, kém chất lượng. Bạn nên dẫn bé đến những trung tâm máy trợ thính có uy tín, có phòng đo thính lực, có chế độ bảo hành và các dịch vụ sau bán. Không nên mua sản phẩm tại các shop bán hàng điện tử hay mua bán trực tuyến để bảo vệ quyền lợi của mình.