Ngày 18/9, tại Hà Nội, Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam phối hợp với Phòng thương
mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hội thảo với chủ đề “ Kinh doanh tại
thị trường Châu Âu”.



Hội thảo tập trung vào nội dung về những cơ hội, khó khăn
và việc làm sao để tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm
nhập vào thị trường này.



Ông Nguyễn Đức Thương, Vụ phó Vụ thị trường châu Âu (Bộ Công Thương) cho
biết: Liên minh châu Âu (EU) luôn là khu vực chiếm tỷ trọng xuất khẩu trong quan
hệ thương mại lớn. Năm 2011, EU chiếm khoảng 81% và chiếm 11% tổng kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới.



Buôn bán song phương giữa Việt Nam và EU
tăng trưởng rất nhanh, từ năm 2000 đến 2011 kim ngạch buôn bán hai bên tăng 5,9
lần, từ 4,1 tỷ USD lên 24 tỷ USD (năm 2011). Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam
sang EU tăng 6 lần; nhập khẩu của Việt nam từ EU tăng 5,8 lần.



Trong bối cảnh
kinh tế toàn cầu suy thoái và khủng hoảng nợ công vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi tro
đối với một số nước ở châu Âu nhưng thương mại hai bên vẫn tăng 3,9%, đạt 23 tỷ
USD; trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đạt 16,6 tỷ USD và nhập
khẩu đạt 7,7 tỷ USD.



Về đầu tư, đến nay đã có 22 nước liên minh châu Âu đầu tư
tại Việt Nam, trong đó đầu tiên là Hà Lan với 157 dự án, tổng vốn đăng ký đầu tư
5,78 tỷ USD; tiếp theo là Pháp 4,3 tỷ USD, Anh có 151 dự án với số vốn 3,6 tỷ
USD.



Theo ông Đoàn Đức Khương, Phó Chủ tịch VCCI, mặc dù đã có sự tăng trưởng
vượt bậc về nhiều lĩnh vực, tuy nhiên xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU
còn vấp phải một số khó khăn như các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập vào
thị trường EU vẫn còn thiếu thông tin; một số sản phẩm của Việt Nam vẫn còn bị
áp thuế chống bán phá giá cho giày mũ da, xe đạp đã khiến cho kim ngạch xuất
khẩu của các mặt hàng này bị giảm khá mạnh.



Nhưng đến nay rất may là các mặt
hàng này thoát khỏi việc bị áp thuế chống bán phá giá. Đến nay, việc đầu tư của
Việt Nam sang các nước châu Âu chưa nhiều, chỉ tập trung ở một số nước như Hà
Lan, Cộng hòa Séc, Đức...



Chẳng hạn, Việt Nam còn 10 dự án có hiệu lực sang Cộng
hòa Liên bang Đức với số vốn 2,24 triệu USD, Hà Lan có 1 dự án với số vốn 1,6
triệu USD, Ba Lan có 2 dự án với số vốn hơn 8 triệu USD, Séc có 3 dự án với số
vốn 5,3 triệu USD.



Về những giải pháp tạo điều kiện cho các doanh hai bên trao đổi thương mại
và đầu tư, theo Luật sư Lê Thúc Anh, Chủ tịch đoàn Luật sư Việt nam, thời gian
qua, Việt nam và EU đã ký nhiều văn bản pháp lý tạo điều kiện thuận lợi thúc đầy
thương mại song phương hai bên.



Gần đây, Việt Nam và EU đã ký chính thức Hiệp
định thương mại đối tác và vào tháng 6/2012. Hiệp định này khẳng định nguyên tắc
cơ bản giữa Việt Nam và EU và được kỳ vọng sẽ đưa quan hệ thương mại giữa Việt
Nam và EU lên tầm cao mới.



Hiện nay, Việt Nam và EU đang thúc đẩy quá trình đàm
phán Hiệp định thương mại tự do FTA song phương. Hai bên đã thống nhất được tài
liệu tham chiếu và tuyên bố chính thức khởi động thương mại Việt Nam EU vào
tháng 6/2012.



[FTA cú hích thúc đẩy kinh tế-thương mại VN và EU]



Theo đánh giá của các đơn vị chức năng, Hiệp định này sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho cả bên. Chẳng hạn, về thương mại, hiện nay Việt Nam mới chỉ
có 42% hàng hóa xuất khẩu sang EU được hưởng mức thuế 0% (kể cả các mặt hàng
được hưởng thuế quan phổ cập JSI) trong khi tỷ lệ này của Malaysia giao động từ
80-85%.



Nếu FTA có hiệu lực thì tỷ lệ hàng hóa của Việt Nam sang EU có mức thuế
0% đạt khoảng 90%. Về đầu tư, việc ra đời FTA sẽ thúc đẩy đầu tư của EU vào Việt
Nam .



Với tiềm năng như vậy, khả năng Việt Nam sẽ trở thành địa bàn chung chuyển
kết nối hoạt động thương mại đầu tư của EU với khu vực ASEAN./.





Theo vietnamplus.vn