K?t qu? 1 ??n 1 c?a 1
-
11-05-2015, 07:29 AM #1Senior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài vi?t
- 7,203
Dầu cát Canada vươn tới các thị trường châu Âu và châu Á
Dầu thô của Alberta được chuyển tới các cảng ở miền Nam nước Mỹ. (Nguồn: theglobeandmail)
Theo báo Thư tín địa cầu ngày 6/11, ngành dầu mỏ Canada bắt đầu đưa được dầu cát từ tỉnh Alberta tới các thị trường mới tại châu Âu và châu Á, mặc dù các con đường xuất khẩu vẫn chưa trực tiếp như mong muốn.
Cho đến nay, số lượng dầu cát xuất khẩu sang châu Âu và châu Á vẫn nhỏ so với mức trên 2,8 triệu thùng/ngày xuất sang Mỹ, nhưng động thái trên là sự đa dạng hóa thị trường mà Canada mong muốn. Đây là sự thay đổi lớn của ngành này nếu TransCanada Corp. có thể giành được giấy phép xây dựng tuyến đường ống dẫn dầu 'Năng lượng phía Đông,' với trị giá 12 tỷ USD từ tỉnh Alberta tới tỉnh New Brunswick bên bờ Đại Tây Dương.
Trong năm nay, khi các đề xuất đường ống dẫn dầu lớn khác như Keystone XL và Cửa ngõ phía Bắc vẫn đang trong tình trạng lấp lửng, dầu cát Canada đã được vận chuyển xuống các cảng ở phía Nam nước Mỹ như Houston/Galveston và New Orleans, sau đó được đưa lên các con tàu chở dầu và chuyển đi nước ngoài.
Theo Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA), trong số những nước nhập khẩu dầu cát của Canada có Tây Ban Nha, Italy, Singapore và Thụy Sĩ. Số lượng dầu cát của Canada được xuất khẩu đạt mức cao nhất là 874.260 thùng trong tháng Bảy, so với mức không có thùng nào hồi tháng Ba vừa qua.
Các công ty sản xuất dầu Canada cho rằng việc vận chuyển dầu thô có nguồn gốc dầu cát tới các thị trường nước ngoài sẽ làm tăng giá trị của dầu cát, khi chúng được bán theo giá quốc tế cao hơn.
Thị trường truyền thống của dầu cát Canada là Mỹ, hiện đang dư thừa nguồn cung khi sản lượng dầu đá phiến trong nước của Mỹ tăng vọt nhưng phương án lựa chọn số một là các tuyến đường ống lớn dẫn dầu tới bờ biển phía Tây (Thái Bình Dương) của Canada và từ Canada tới Vịnh Mexico của Mỹ, đang gặp trở ngại do sự trì hoãn chính trị và pháp lý. Việc tái xuất khẩu đang trở thành một 'van xả' đối với cả hai nước bằng việc giảm bớt tắc nghẽn nguồn cung trong nội bộ nước Mỹ.
Martin King, nhà phân tích thuộc FirstEnergy Capital Corp, nói: 'Canada hiện có khả năng vận chuyển đường sắt lớn và năng lực đường ống hiện bắt đầu đi vào hoạt động, nhất là các tuyến hướng đến khu vực Vịnh Mexico của Mỹ. Bằng cách này hay cách khác, thị trường đã tìm ra một cách để đưa dầu cát Canada tới những nước khác ngoài Mỹ. Đây là sự đa dạng hóa thị trường và một cơ hội có thể nắm bắt phần nào giá cả thế giới.'
Châu Âu hiện đang là một thị trường mới đầy tiềm năng cho dầu cát Canada, với kế hoạch xây dựng một cơ sở bơm dầu lên các tàu chở dầu tại thành phố Saint John (tỉnh New Brunswick) hoặc xây dựng tuyến đường ống phía Đông của TransCanada, với công suất vận chuyển 1,1 triệu thùng/ngày.
Hiện nay, việc tái xuất khẩu dầu cát của Canada từ các cảng của Mỹ chỉ có thể được thực hiện với sự cho phép của các cấp chính quyền Mỹ, bởi vì việc tái xuất khẩu này không đụng chạm tới lệnh cấm lâu nay và ngày càng gây tranh cãi về việc xuất khẩu dầu thô được sản xuất trong nước của Mỹ.
Dầu thô của Mỹ cũng được vận chuyển tới Canada và các dữ liệu của EIA cho biết số lượng dầu của Mỹ được chuyển sang Canada lên tới 401.000 thùng/ngày trong tháng Bảy, mức xuất khẩu cao nhất trong 57 năm qua.
Thụy Sĩ hiện có hai nhà máy lọc dầu với tổng công suất 125.000 thùng/ngày, là khách mua đều nhất dầu cát Canada được vận chuyển từ Mỹ trong năm nay, với việc mua suốt 5 tháng từ tháng Tư đến tháng Tám năm nay./.
Theo vietnamplus.vnView more random threads:
- Nga sẽ tiếp tục cung cấp khí đốt khi Ukraine thanh toán nợ
- Giá vàng trong nước vượt thế giới 4 triệu đồng
- Người tiêu dùng e ngại, xăng sinh học E5 vẫn khó tiêu thụ
- EU sẽ tổ chức vòng đàm phán khí đốt mới với Nga, Ukraine
- Tăng đột biến, vàng trong nước vượt 47,4 triệu đồng
- Petrocaribe nhất trí về thúc đẩy thương mại nội khối
- Giá vàng giữ vững mức trên 1.200 USD mỗi ounce tại châu Á
- Trắng tay, vỡ nợ vì.. giá dưa hấu
- Nhân tố Hy Lạp khiến giá vàng lên mức cao nhất trong 5 tháng qua
- Giá dầu tiếp tục đi xuống do lo ngại gián đoạn nguồn cung