Tiêu chảy cấp ở người lớn là trường hợp khá phổ biến ở Việt Nam. Tiêu chảy cấp chính là tiêu chảy xảy ra cấp tính trong vòng 14 ngày đổ lại. Bệnh có tính chất lành tính và thường không để lại các biến chứng quá nguy hiểm. Vậy làm sao để có thể đề phòng và xử lý hiệu quả hơn khi mắc phải triệu chứng này? Hãy cùng Trường An Vị tìm hiểu về bệnh tiêu chảy cấp ở người lớn qua bài đọc dưới đây.
Nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy cấp ở người lớn




Bệnh tiêu chảy cấp ở người lớn

Tiêu chảy cấp là biểu hiện của khá nhiều chứng bệnh khác nhau, nhưng nguyên nhân chủ yếu sẽ là viêm ruột do nhiễm khuẩn. Đường lây truyền là đường tiêu hóa;

- Nhiễm vi khuẩn: Chủ yếu xuất hiện ở các nước đang phát triển, bệnh sẽ có tỷ lệ mắc cao vào mùa hè. Các vi khuẩn gây bệnh gồm: Shigella, Yersinia, E.Coli, …

- Nhiễm virus: Có đến hơn 80% các trường hợp viêm ruột ở các nước đang phát triển, thường gặp như Norwark, Rotavirus…

- Nhiễm ký sinh trùng: Giardia, Entamoeba Histolitica …

Một số nguyên nhân khác không do nhiễm khuẩn như: Dùng thuốc nhuận tràng, một số bệnh lý liên quan khác như đái tháo đường, bệnh cường giáp.

Các triệu chứng thường gặp của tiêu chảy cấp ở người lớn
Tiêu chảy
Số lần đi tiểu tăng lên theo ngày, có thể từ vài lần cho tới hàng chục lần. Phân từ nát không thành khuôn còn có thể trở thành phân lỏng. Trường hợp phân nước lỏng đục nhiều, không kèm theo hiện tượng sốt, không đau bụng thì nhiều khả năng là bị nhiễm khuẩn phẩy tả.

Nếu như tiêu chảy ra máu còn có thể là biểu hiện của viêm đại tràng do vi khuẩn với một mức độ nặng hơn, thường do các vi khuẩn xâm nhập như E. Coli, Salmonella,… Phân máu thường sẽ kèm theo sốt có thể cao hơn 38,5 độ C và kéo dài hơn 2 ngày.

Mất nước
Mất nước là một trong dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh. Người bệnh sẽ cảm thấy bị khát nước, giảm số lần đi tiểu, thậm chí niêm mạc mắt cũng sẽ bị khô đi. Làn da mất đi sự đàn hồi với biểu hiện của nếp véo da.

Đối với người lớn, tình trạng mất nước sẽ khó phát hiện ra hơn so với trẻ em. Mức độ mất nước đôi lúc không tương xứng với mức độ tiêu chảy, bởi các vấn đề liên quan tới huyết áp.

Buồn nôn
Buồn nôn là một triệu chứng đi kèm song song với tiêu chảy cấp. Khi bị tiêu chảy do nhiễm độc tố vi khuẩn thường khởi phát hơn 2 – 7 giờ sau khi ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn. Biểu hiện kèm theo của bệnh lúc đó là đau quặn bụng, không bị sốt và buồn nôn.

Còn trong trường hợp viêm dạ dày ruột do virus, biểu hiện ban đầu sẽ là buồn nôn, và sốt nhẹ, đôi khi là đau đầu, sổ mũi và ho. Các triệu chứng thường nhẹ hơn và tự khỏi trong vòng 24 -48 giờ.

Cần phải làm khi bị bệnh tiêu chảy cấp?




Bù nước khi bị tiêu chảy cấp



Khi bệnh tiêu chảy cấp có thể lan rộng ra thành dịch và bệnh sẽ có thể xảy ra với bất kì ai. Do đó sau khi phát hiện các biểu hiện đi kèm với tiêu phân lỏng và nôn nhiều lần trong ngày cần đưa ngay tới các cơ sở y tế để có thể được điều trị. Do bệnh tiêu chảy cấp rất nguy hiểm bở khi mất nước có thể dẫn tới tử vong, do đó các bạn cần chú ý lượng nước phù hợp.

Bù nước bằng cách cho uống dung dịch ORS: Pha hết một gói với một lít nước sôi để nguội. Uống cho đến khi bệnh nhân cảm thấy hết khát. Phần nước còn lại đổ vào chai sạch để dùng trong ngàu. Nếu như hôm sau còn dư thì đổ bỏ, không nên dùng lại và cần phải pha gói khác.

Chú ý: Không được pha nửa gói ORS, vì như thế thành phần của ORS không đều có thể gây ra rối loạn điện giải ở cơ thể bệnh nhân.

Ngoài ra thì có thể bù nước bằng một số cách khác tương tự
  • Cho uống nước cháo muối
  • Sử dụng nước muối đường
  • Các loại nước ép trái cây như: nước dừa, nước cam,…

Bên cạnh đó thì người bệnh cần ăn các loại thức ăn loãng và dễ tiêu chảy như cháo thịt, súp, cá,.. để có thể phục hồi sức khỏe. Đối với trẻ em hay người lớn khi bị tiêu chảy thì vẫn cần cho ăn bình thường. Ngoài ra thì bạn có thể chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần. Tuyệt đối không nên ép ăn. Nếu có các dấu hiệu của nôn, đi tiểu, thì chỉ cần uống nhiều nước bù lại lượng nước đã bị mất. Đối với thai phụ nếu như bị tiêu chảy cần đến ngay cơ sở y tế để có thể được hướng dẫn điều trị. Tuyệt đối không sử dụng bất kì loại thuốc nào để chữa trị bệnh.

Người thân của bệnh nhân bị tiêu chảy cấp cần làm gì ?
  • Nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để có thể được điều trị kịp thời
  • Trong thời điểm này mọi người cần tuyệt đối ăn chín, uống chín. Tráng qua nước sôi trước khi sử dụng vật dụng.
  • Nếu có điều kiện, tốt nhất các bạn nên trữ nước để có thể dùng trong ăn uống và sinh hoạt.
  • Báo cáo cho cơ quan y tế gần nhất để được hướng dẫn bảo vệ môi trường và xử lý môi trường.

Người bị bệnh tiêu chảy cấp nên ăn gì?
Đối với bệnh tiêu chảy cấp ở người lớn: Thức ăn có thể bổ sung cho các dinh dưỡng bị mất và giảm bớt đi sự kích thích cơ học đối với đường ruột. Nên ăn các món ăn nhẹ, có dưỡng ẩm, lợi khí. Căn cứ vào nguyên nhân đặc điểm của bệnh cấp tính và mãn tính, cần lựa chọn thức ăn theo từn loại như sau:

Người bị tiêu chảy cấp tính cần phải nhịn ăn để cho đường ruột hoàn toàn được nghỉ ngơi. Đến khi người bệnh bắt đầu đỡ hơn, tăng số lượng các món ăn loãng hơn. Có thể chọn uống nước cháo. Khi số lần đi ngoài ngày càng giảm, có thể ăn các món loãng như canh trứng, mì nước, cháo gạo, nước quả, bánh nướng, bánh bao mềm, rồi ăn dần các món thông thường khác. Chế độ ăn uống này có tể giúp bạn từng bước phục hồi chức năng của dạ dày và ruột.





Bệnh tiêu chảy cấp ở người lớn nên ăn gì

Người lớn bị tiêu chảy cấp không nên ăn gì?
  • Không ăn củ cải, đậu tương, hành, củ từ, bí đỏ, hành sống, tỏi sống và các loại thực phẩm, gia vị sinh hơi, có tính kích thích.
  • Hạn chế ăn rau sống, rau hẹ, rau cần, rau chân vịt, giá đậu và các món ăn có chứa nhiều xenlulozo. Vì xenlulozo khó tiêu, nên cần kích thích cơ học đối với dạ dày và ruột.. Ăn các loại thức ăn thôi, nhiều bã làm tăng lượng phân. Sau khi hấp thụ nước có thể khiến trương ra, làm ruột co bóp khiến bệnh ngày càng nặng hơn.
  • Các món sinh hơi và có tính kích thích đều làm cho ruột tăng cường mức độ co bóp, tiêu chảy sẽ càng ngày càng trầm trọng hơn.
  • Không ăn các loại thịt mỡ, đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ, các món hải sản khó tiêu.
  • Kiêng bia rượu, thuốc lá để tránh kích thích đối với đường ruột.



Làm sao để phòng bệnh tiêu chảy cấp ở người lớn?
Tiêu chảy cấp ở người lớn tuy lành tính nhưng lây lan rất nhanh và có thể dẫn tới tử vong. Để có thể phòng bệnh và ngăn ngừa các dịch lây lan này, mọi người sẽ cần thực hiện các điều sau:

Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường:
Rửa tay sạch sẽ bằng xà bông trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Mỗi gia đình cần có một cầu tiêu hợp vệ sinh, không đi cầu bừa bãi. Đối với các gia đình có bệnh nhân bị tiêu chảy cấp cần rắc Cloramin B hoặc vôi bột sau mỗi lần đi tiêu. Vôi bột và Cloramin B khi cho vào trong phân và chất thải sẽ giúp sát khuẩn sau mỗi lần đi tiêu. Khi bị bệnh tiêu chảy cấp tránh tập ăn uống chỗ đông người như đám tan, đám cưới, đám giỗ,... Hạn chế người ra vào vùng đang có dịch.





Tiêu chảy cấp ở người lớn phải làm sao

Vệ sinh thực phẩm an toàn:
Mọi nhà, mọi người đều cần thực hiện phương pháp ăn chín uống sôi.

- Không ăn các loại rau sống chưa được rửa sạch.

- Không uống nước lã.

- Không ăn các loại thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn đặc biệt như mắm tôm sống, hải sản sống, gỏi cá, tiết canh,…

Bảo vệ nguồn nước và sử dụng nguồn nước sạch:
Nguồn nước ăn uống cần được bảo vệ để không bị ô nhiễm nhất là đối với các huyện vùng lũ, việc sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày là điều tối quan trọng. Tất cả các loại đồ ăn nước uống đều cần được sát khuẩn bằng hóa chất Cloramin B. Không sử dụng đổ chất thải, nước giặt rửa của người bệnh xuống ao hồ, sông , giếng.

Mọi ý kiến đóng góp về bài viết cũng như thông tin về bệnh tiêu chảy cấp ở người lớn xin vui lòng liên hệ số hotline của Trường An Vị: (04) 2268 0999 0985.686.999.